MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái lương 12 triệu, đi làm 2 năm không dư được đồng nào: Thứ đang âm thầm "bóp sạch" ngân sách là đây!

22-04-2025 - 14:57 PM | Sống

Khoản tiền này khiến cô gái luôn rơi vào tình trạng "cháy ví" cuối tháng.

Đi làm 2 năm không dư được đồng nào

Tiết kiệm là nền tảng của tài chính cá nhân vững chắc, bắt đầu xây dựng tương lai và có tự do tài chính. Tiết kiệm bao nhiêu phần trăm trong mức thu nhập là quyền của mỗi người, và không có con số nào chính xác. Chúng ta nên theo dõi bảng chi tiêu hàng tháng để biết được những khoản nào đang lố tay, hay khoản nào dè xẻn quá cần phải nới thu nhập hơn.

Mới đây, một cô gái đã gây xôn xao khi chia sẻ về bảng chi tiêu của mình. Cô tâm sự dù đã đi làm gần 2 năm nhưng không dư được đồng nào. Nhưng khi nhìn vào bảng chi tiêu của cô gái, nhiều người hiểu ngay ra vấn đề từ đâu!

Cô gái lương 12 triệu, đi làm 2 năm không dư được đồng nào: Thứ đang âm thầm "bóp sạch" ngân sách là đây!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, cô gái tâm sự như sau:

"Em chào các anh chị. Em ra trường đi làm được gần 2 năm rồi nhưng không để dành được khoản nào, con gái sống trên thành phố một mình cũng mong có chút tiền phòng thân nên muốn nhờ các anh chị trong nhóm tư vấn thêm cho em ạ.

Hiện tại thu nhập của em là khoảng 11.5 triệu/tháng về tay (em còn 2 triệu cố định trong lương cứng + tiền thưởng KPI công ty trả cuối năm). Em chi tiêu như sau:

Tiền nhà: 4,7 triệu (đã gồm điện nước, dịch vụ)

Tiền chữa bệnh: 3 triệu (em đi khám và lấy thuốc cố định 1 lần khoản 1,5 triệu, 2 lần/ tháng)

Tiền ăn: 2 triệu.

Tiền tập gym: 800k

Tiền xăng: 200k

Tiền điện thoại, mạng: 150k

Mua tạp hóa lặt vặt (đồ vệ sinh cá nhân, gia vị nấu ăn,...): 500k

Nhờ mọi người góp ý xem có vén được khoản nào không ạ? Em tự thấy tiền nhà khá cao do em ở 1 mình (hồi học đại học em ở ghép vài người nhưng không hợp nhiều thứ, giờ đi làm em muốn được ở 1 mình cho thoải mái đầu óc), và nhà cũng gần công ty nên tiết kiệm được kha khá tiền xăng nữa ạ.

Ngoài ra anh chị có thể cho em lời khuyên làm thế nào để tăng thêm thu nhập không? Em muốn tìm hiểu 1 nghề tay trái không cố định thời gian để làm thêm sau giờ hành chính (công việc của em đôi khi rất bận phải OT nên không làm theo ca được ạ). "

Cô gái lương 12 triệu, đi làm 2 năm không dư được đồng nào: Thứ đang âm thầm "bóp sạch" ngân sách là đây!- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Bên dưới bài đăng, nhiều người đã góp ý cho bảng chi tiêu của cô gái này. Đa phần đều cho rằng lý do lớn nhất cô gái chưa tiết kiệm được nhiều tiền, nhất định nằm khoản đang chi tiêu đang chiếm nhiều nhất là: Tiền nhà - chiếm đến 42% trong mức thu nhập hàng tháng.

Nhiều người khuyên cô gái nên ở ghép để tiết kiệm chi phí. Còn nếu không thì nên ở đổi chỗ trọ có mức chi phí thấp hơn, khoảng 2,5-3,5 triệu/tháng.

Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng cô nàng đang chưa liệt kê tiền ăn uống. Nếu mà tính vào thì chắc hẳn sẽ chẳng thể tiết kiệm được đồng nào mất!

Dưới đây là một số bình luận nổi bật:

- "Em thấy tiền nhà khá cao ạ. Chắc chị ở khu đông đúc hoặc là phòng rộng, thoáng, đủ đồ. Nhưng mà thường thì tiền nhà không nên quá 1/3 lương và thu nhập hàng tháng. Gym thì chị có thể tham khảo thêm mấy gói theo năm. Như em tập thì 5,4 triệu/12 tháng + khuyến mãi thêm 3 tháng. Tính ra chỉ 360k/tháng".

- "Bạn không ăn uống gì à. Đáng lẽ tiền ăn phải tính vào nhưng chẳng thấy đâu. Nhưng nhìn tiền thuê nhà tốn nhiều thế, chắc tiền ăn của bạn cũng tốn không kém rồi".

- "Mình thấy nên ở ghép. Mình cũng đang ở ghép, không hợp thì mình đổi chỗ thôi, đỡ tốn tiền. Lương mình khoảng 20 nhưng tiền trọ thì khoảng 2 triệu. Ở tận 4,7 triệu thì tốn kém quá đó" .

Nên bắt đầu tiết kiệm bằng cách thế nào?

Tiết kiệm tiền không chỉ là cách để chuẩn bị cho tương lai mà còn là công cụ giúp bạn đạt được sự tự do tài chính và giảm căng thẳng trong cuộc sống. Chỉ cần một kế hoạch rõ ràng và những bước nhỏ, bất kỳ ai cũng có thể xây dựng thói quen tiết kiệm.

1. Hiểu rõ dòng tiền của mình

Bước đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm là hiểu rõ bạn kiếm được bao nhiêu và chi tiêu vào đâu. Hãy ghi chép tất cả nguồn thu nhập hàng tháng – như lương chính, làm thêm, hoặc tiền thưởng – và liệt kê các khoản chi cố định (nhà ở, điện nước, đi lại) cũng như chi tiêu linh hoạt (ăn uống, giải trí).

Ví dụ, nếu bạn kiếm 15 triệu/tháng nhưng chi 12 triệu mà không rõ tiền đi đâu, hãy theo dõi trong 1-2 tháng bằng ứng dụng thông minh hoặc sổ tay. Việc này giúp bạn nhận ra các khoản có thể cắt giảm, như giảm ăn ngoài từ 3 triệu xuống 1 triệu, để dành 2 triệu cho tiết kiệm. Hiểu rõ dòng tiền là nền tảng để lập kế hoạch tiết kiệm khả thi.

Cô gái lương 12 triệu, đi làm 2 năm không dư được đồng nào: Thứ đang âm thầm "bóp sạch" ngân sách là đây!- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

2. Đặt mục tiêu tiết kiệm

Để có động lực tiết kiệm, bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể, và phù hợp với hoàn cảnh tài chính. Mục tiêu có thể ngắn hạn (mua điện thoại mới trong 6 tháng), trung hạn (du lịch nước ngoài trong 2 năm), hoặc dài hạn (mua nhà trong 5 năm). Ví dụ, nếu muốn tiết kiệm 30 triệu để mua xe máy trong 1 năm, bạn cần để dành 2,5 triệu/tháng. Hãy chia nhỏ mục tiêu để dễ thực hiện, như tiết kiệm 100 nghìn/ngày, và ghi lại để theo dõi tiến độ. Bắt đầu với mục tiêu nhỏ, như quỹ dự phòng 10 triệu trong 6 tháng, sẽ giúp bạn xây dựng thói quen mà không cảm thấy áp lực.

3. Bắt đầu tiết kiệm với tỷ lệ nhỏ

Một cách dễ dàng để tiết kiệm là áp dụng quy tắc phân bổ thu nhập, như quy tắc 50/30/20 (50% nhu cầu thiết yếu, 30% nhu cầu cá nhân, 20% tiết kiệm). Nếu bạn mới bắt đầu và thấy 20% là quá cao, hãy thử với 5-10% thu nhập. Ví dụ, với lương 10 triệu/tháng, tiết kiệm 1 triệu/tháng (10%) là bước khởi đầu khả thi.

Để đảm bảo kỷ luật, hãy thiết lập chuyển khoản tự động vào tài khoản tiết kiệm ngay khi nhận lương, coi đó như "trả tiền cho tương lai". Khi thu nhập tăng hoặc chi tiêu giảm, bạn có thể nâng tỷ lệ tiết kiệm lên 15-20%, nhưng luôn bắt đầu nhỏ để tránh bỏ cuộc.

4. Tiết kiệm từ những thay đổi nhỏ

Để có tiền tiết kiệm, bạn cần tối ưu hóa chi tiêu bằng cách cắt giảm các khoản không cần thiết và tìm cách chi tiêu thông minh. Hãy xem xét thói quen hàng ngày: thay vì mua cà phê 50 nghìn/ngày, tự pha ở nhà có thể tiết kiệm 1 triệu/tháng. Mua thực phẩm số lượng lớn, săn ưu đãi khi mua sắm online, hoặc dùng phương tiện công cộng thay vì taxi cũng là cách hiệu quả.

Ví dụ, giảm từ 2 triệu/tháng cho giải trí xuống 1 triệu bằng cách xem phim tại nhà thay vì rạp có thể giúp bạn để dành 1 triệu. Những thay đổi nhỏ này không chỉ tạo tâm lý muốn tiết kiệm mà còn rèn luyện ý thức tài chính.

5. Xây dựng thói quen lâu dài

Cuối cùng, để tiết kiệm thành công, bạn cần duy trì kỷ luật nhưng cũng linh hoạt điều chỉnh theo hoàn cảnh. Hãy tạo thói quen kiểm tra tài chính hàng tháng để đánh giá tiến độ tiết kiệm và điều chỉnh mục tiêu nếu cần. Ví dụ, nếu mất việc làm thu nhập giảm, bạn có thể tạm giảm tiết kiệm từ 2 triệu xuống 1 triệu/tháng và tập trung cắt giảm chi tiêu. Quan trọng nhất, đừng nản lòng nếu lỡ chi tiêu quá tay - hãy xem đó là bài học và tiếp tục.

Theo Hà Thi

Thanh niên Việt

Trở lên trên