CPI lõi tháng 12 của Mỹ bất ngờ giảm sau 4 tháng dai dẳng, Dow Jones tăng vọt hơn 700 điểm: Lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed sẽ ra sao?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần đã tăng trong tháng 12, nhưng khép lại năm 2024 với một số tín hiệu khả quan.
- 14-01-2025Phố Wall 'buông xuôi', chấp nhận khả năng Fed không nới lỏng mà có thể sẽ tăng lãi suất trong năm 2025
- 13-01-2025BofA: Fed có thể tăng lãi suất nếu thước đo quan trọng này tăng trên 3%
- 13-01-2025Thị trường hồi hộp chờ báo cáo lạm phát then chốt công bố trong tuần này: Manh mối quan trọng cho quyết định lãi suất của Fed
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), CPI toàn phần tháng 12 đã tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế học được Dow Jones khảo sát dự đoán số liệu tương ứng lần lượt là 0,3% và 2,9%.
CPI lõi (loại trừ giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động) tăng 3,2% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với dự báo là 3,3%. CPI lõi tăng 0,2% so với tháng trước, thấp hơn so với dự báo.
Trước khi báo cáo của tháng 12 được công bố, CPI lõi đã chững lại ở mức 3,3% suốt 4 tháng trước đó. Đây là lần đầu tiên CPI lõi giảm kể từ tháng 7.

CPI toàn phần (đường liền) và CPI lõi (đường đứt) của Mỹ qua các năm.
CPI toàn phần tăng chủ yếu là do giá năng lượng tăng 2,6% trong tháng, trong đó giá xăng tăng 4,4%. Theo BLS, giá năng lượng chiếm khoảng 40% mức tăng của chỉ số. Giá thực phẩm cũng tăng 0,3% trong tháng.
Trên cơ sở năm, giá thực phẩm tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái và giá năng lượng giảm nhẹ 0,5% so với tháng 12/2023.
Giá nhà ở (chiếm 1/3 chỉ số CPI) tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 1/2022.
Kết phiên, Dow Jones tăng 703,27 điểm, tương đương 1,65%, đóng cửa ở mức 43.221,55 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,83% lên 5.949,91 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,45% lên 19.511,23 điểm. Đây là phiên tốt nhất của cả ba chỉ số trung bình chính kể từ ngày 6/11.
Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, những con số mới nhất vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Một số nhà kinh tế học lập luận rằng việc ông Donald Trump trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ khiến lộ trình giảm lạm phát thêm phức tạp. Các chính sách do ông Trump đề xuất như tăng thuế nhập khẩu, cắt giảm thuế nội địa và hạn chế nhập cư được coi là yếu tố có thể thổi bùng lạm phát.

Chủ tịch Fed Jerome Powell
Báo cáo CPI là một trong những dữ liệu kinh tế quan trọng để Fed xem xét và đưa ra quyết định về lãi suất. Thị trường hiện dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 1, nhưng vẫn còn những ý kiến trái chiều về số đợt cắt giảm trong năm 2025.
Goldman Sachs dự kiến sẽ có 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, vào tháng 6 và tháng 12. Trong khi đó, Bank of America Securities tin rằng chu kỳ nới lỏng của Fed đã kết thúc.
Lần cắt giảm gần đây nhất của Fed là vào tháng 12/2024. Sau cuộc họp này, các nhà hoạch định chính sách cũng dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay thay vì 4 lần như dự báo vào tháng 9.
Theo CNBC, Reuters, Yahoo Finance
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>Xem tất cả >>- Thị trường hồi hộp chờ báo cáo CPI Mỹ công bố hôm nay: Lạm phát dự kiến ‘ngấm’ đòn thuế quan, Fed càng không vội cắt giảm lãi suất
- ‘Pháp sư Wharton’ dự đoán Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ không cắt giảm lãi suất, cảnh báo hỗn loạn còn ở phía trước
- Mọi ánh mắt đổ dồn về Chủ tịch Jerome Powell và cuộc họp của Fed trong tuần này: Quyết định lãi suất sẽ ra sao giữa nhiệm vụ kép?
- Thống đốc ôn hoà nhất của Fed thay đổi giọng điệu: Khả năng cắt giảm lãi suất trong mùa hè ngày một bất khả thi
- Tổng thống Trump liệu có thể ‘sa thải’ Chủ tịch Fed Jerome Powell: ‘Vùng xám’ pháp lý đặt ra trường hợp chưa từng có tiền lệ