Diện mạo siêu thành phố mới sau sáp nhập sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, chỉ sau Hà Nội và TP.HCM
Theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dự kiến Hải Phòng sẽ được sáp nhập với Hải Dương. Nếu việc này diễn ra, thành phố mới sẽ có quy mô kinh tế hơn 650.000 tỷ đồng, rộng tương đương Hà Nội.
- 15-04-2025Chính phủ ban hành 6 tiêu chí sáp nhập 52 tỉnh, thành phố
- 15-04-2025Tin mới về sáp nhập tỉnh, thành: Tỉnh duy nhất không đạt tiêu chuẩn diện tích nhưng không thuộc diện sáp nhập

Thành phố Hải Phòng từ lâu đã được biết đến là thành phố cảng trọng điểm của miền Bắc, cùng với Hà Nội, Quảng Ninh là một trong ba cạnh của tam giác kinh tế.

Hải Phòng có diện tích khoảng 1.500 km² và dân số hơn 2 triệu người, sở hữu cảng biển quốc tế, kết nối dễ dàng với các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực nhờ hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, bến cảng, sân bay…

Nhờ những ưu thế sẵn có, năm 2024 giá trị kinh tế Hải Phòng đang đứng thứ 5/63 tỉnh thành với quy mô gần 450.000 tỷ đồng, thu hút nhiều nhà đầu tư. Những dự án chủ lực như cảng Hải Phòng hiện đại, nhà máy LG Display, Bridgestone và Pegatron…đã góp phần đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp và logistics hàng đầu của miền Bắc.

Nằm ngay kế bên, Hải Dương có diện tích khoảng 1.650 km² và dân số hơn 1,9 triệu người.

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tỉnh này giáp với các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng, tạo nên lợi thế lớn về giao thông và kết nối kinh tế.

Về kinh tế năm 2024, Hải Dương đứng thứ 11 trên 63 tỉnh thành với quy mô hơn hơn 210.000 tỷ đồng. Với tỉ trọng công nghiệp chiếm hơn 50% cơ cấu kinh tế, tỉnh thu hút nhiều nhà đầu tư và khu công nghiệp lớn như An Phát 1, Cẩm Điền – Lương Điền, Cộng Hòa, Đại An...

Công nghiệp của Hải Dương chủ yếu tập trung vào sản xuất, gia công chế biến, dệt may và một số ngành công nghiệp nhẹ khác, đóng góp đáng kể vào tổng GRDP (tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn) với tỷ trọng khoảng 56,05% từ lĩnh vực công nghiệp – xây dựng.

Trước đây, theo sử sách, Hải Phòng từng là một phần của tỉnh Hải Dương, theo cuốn Dương Kinh Quốc, ngày 11/9/1887, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định thành lập tỉnh Hải Phòng trên cơ sở một phần đất của tỉnh Hải Dương, gồm các huyện An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng.

Sự kết hợp của hai tỉnh, thành phố hứa hẹn tạo ra một khối kinh tế khổng lồ. Quy mô của Hải Phòng mới là 658.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh (2,7 triệu tỷ đồng sau sáp nhập) và Hà Nội (hơn 1,4 triệu tỷ đồng) theo số liệu năm 2024.

Không những thế, Hải Dương nằm ở vị trí chiến lược giữa Hà Nội và Hải Phòng, với hệ thống đường bộ, đường sắt và giao thông nội địa phát triển mạnh. Sau sáp nhập, Hải Phòng sẽ thừa hưởng những lợi thế kết nối này, qua đó dễ dàng liên kết trong và ngoài nước.

Thành phố Hải Phòng mới nếu được thành lập dự kiến có có diện tích hơn 3.150 km2 cùng dân số gần 4 triệu người. Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, dự kiến trụ sở trung tâm hành chính được đặt tại thành phố Hải Phòng. Ảnh: Quang Mạnh.
An ninh Tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt
10:15 , 26/04/2025
Vì sao không sáp nhập hai xã biên giới Hà Tĩnh?
10:00 , 26/04/2025