Diện mạo tỉnh đầu tiên không còn hộ nghèo, quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau 6 năm nữa
“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương là địa phương duy nhất trên cả nước không còn hộ nghèo. Hiện Bình Dương sẽ phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.
- 07-11-2024Đoạn đường chỉ dài 30 km nhưng có đến 3 thành phố: Nơi mới vài ngày tuổi, nơi chỉ có một hộ nghèo
- 02-11-2024Một quận tại Hà Nội quy hoạch xây dựng 5 công viên “khủng”, có nơi cách nhau chỉ vài chục mét

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được tách ra từ tỉnh Sông Bé vào ngày 1/1/1997 với tổng diện tích gần 2.700 km2. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính tới năm 2023, dân số của tỉnh chạm mốc hơn 2,8 triệu người, đứng thứ 6 trên cả nước.

Năm 2024, Bình Dương chính thức trở thành một trong hai tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam với 5 thành phố, bao gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thành phố Tân Uyên, thành phố Bến Cát.

Theo mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á; dẫn đầu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Từ một địa phương còn nhiều hộ đói, nghèo tại thời điểm tách tỉnh, trong quá trình đổi mới cùng đất nước, các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện quyết liệt các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Từ năm 2017, Bình Dương là tỉnh đầu tiên không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương. Theo số liệu năm 2024 của Tổng cục Thống kê, đây cũng là tỉnh có bình quân thu nhập đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này cũng gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của nước ta.

Bình Dương cũng được ví như là “thủ phủ công nghiệp” ở phía nam khi có tới 38 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 127km2, chiếm gần 10% số khu công nghiệp trên cả nước (cả nước có 414 KCN).

Dự kiến đến năm 2050, tỉnh sẽ có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 250 km2. Sự mở rộng của các khu công nghiệp này không chỉ làm tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương.

Ngoài ra, với tinh thần “giao thông đi trước một bước”, tỉnh Bình Dương đã chủ động hoàn thiện hệ thống giao thông mang tính kết nối vùng, tạo bước đột phá để phát triển bền vững. Hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư như đường Vành đai 3, ĐT746, hầm chui ngã năm Phước Kiến, vòng xoay A1, nút giao Sóng Thần… Trên ảnh là đường Hùng Vương - con đường rộng nhất tỉnh Bình Dương.

Với những gì Bình Dương đang có, tỉnh đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước đến đầu tư. Trong 4 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thu hút tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt 324 triệu USD, bao gồm 53 dự án đầu tư mới, 20 dự án điều chỉnh vốn và 32 dự án góp vốn, mua cổ phần.

PGS-TS Trần Đình Thiên khẳng định: “Những thành tích trên của Bình Dương mang bóng dáng của một kỳ tích phát triển. Và chỉ có thể giải thích nó bằng việc Bình Dương đã kiên trì theo đuổi thực thi một chiến lược phát triển thông minh, dựa chủ yếu vào cách tiếp cận đột phá, hướng tới đổi mới sáng tạo không ngừng và tiến vượt”.
Nhịp sống thị trường
- Diện mạo tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam, đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương
- Diện mạo thị xã cách Hà Nội 50 km, mới thành lập 5 năm đã chuẩn bị lên thành phố
- Đoạn đường chỉ dài 40 km nhưng sắp có thêm 3 thành phố: Nơi được Vingroup xây thành phố đảo, nơi hút hơn 100.000 tỷ đầu tư
- Những thị xã nào dự kiến lên thành phố năm 2025?
- Thủ tướng ban hành Quyết định, chỉ rõ 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương