Gió đảo chiều, dầu Nga lại ồ ạt chảy sang Trung Quốc, Ấn Độ

Chuỗi cung ứng đã nhanh chóng được sắp xếp lại sau lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhắm vào Nga hồi tháng 1/2025.
- 17-04-2025Vừa tuyên bố ‘cai’ dầu Nga chưa được bao lâu, một quốc gia bất ngờ quay trở lại nhập khẩu vì giá quá rẻ, từng phụ thuộc 65% nguồn cung từ Moscow
- 20-04-2025Cước vận chuyển dầu Nga đến bạn hàng thân thiết bất ngờ giảm mạnh, dùng tàu và bảo hiểm của phương Tây cũng không lo bị trừng phạt
- 09-04-2025Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
- 08-04-2025Sóng gió lại đến với dầu Nga: Giá bất ngờ lao xuống 50 USD/thùng, một động thái của OPEC khiến thị trường 'hỗn loạn'
- 31-03-2025Mỹ đe dọa áp thuế dầu Nga lên đến 50%, một quốc gia BRICS như đang ‘ngồi trên đống lửa’: Vừa mất đi nguồn cung từ Iran, chi phí nhập khẩu sắp cao chót vót
Nga đang tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu dầu thô với các chuyến hàng đến Trung Quốc, Ấn Độ phục hồi. Các thương nhân đã nhanh chóng sắp xếp lại chuỗi cung ứng tàu chở dầu sau lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động thương mại và đội tàu chở dầu của Nga hồi đầu năm.
Các lệnh trừng phạt của chính quyền ông Biden với hoạt động thương mại dầu mỏ của Nga từ ngày 10/1 là lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Nhiều tàu chở dầu chuyên dụng và tàu đưa đón vận chuyển dầu Nga từ các mỏ ở Bắc Cực và Viễn Đông đến các cụm sản xuất ở châu Á đều nằm trong diện bị trừng phạt.
Lượng dầu thô chất lên tàu vào tháng 2 và 3 đã phản ánh cú sốc ban đầu với dòng chảy thương mại dầu mỏ từ Nga. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng tìm ra giải pháp. Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tại Sơn Đông bắt đầu tiếp nhận lượng dầu thô của Nga tăng lên thông qua hình thức chuyển hàng từ tàu sang tàu (STS) ngoài khơi Singapore và Malaysia.
Bên cạnh đó, chính quyền ông Trump cũng có vẻ "khoan dung" hơn nhiều đối với xuất khẩu dầu thô của Nga so với Iran.
Trong tuần tính đến ngày 20/4, các lô hàng dầu thô của Nga xuất khẩu trung bình đạt 3,35 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 220.000 thùng/ngày so với tuần trước.
Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ dần phục hồi vào tháng 3 sau mức siêu thấp ghi nhận vào tháng 2. Dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc vượt 12 triệu thùng/ngày vào tháng 3, mức cao nhất kể từ tháng 8/2023. Các lô hàng dầu thô Bắc Cực của Nga bị mắc kẹt hiện đang nhắm mục tiêu vào những người mua Trung Quốc thông qua các tàu trung chuyển STS. Các công ty nhà nước khổng lồ như Sinopec cũng quay trở lại mua dầu thô của Nga sau nhiều tuần tạm dừng để xem xét tác động tiềm ẩn của lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Vào tháng 3, lượng dầu thô nhập khẩu qua đường biển của Trung Quốc từ Nga đã tăng vọt 42% so với tháng trước, theo dữ liệu từ CREA. Lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga cũng tăng vọt vào tháng 3, đạt mức tăng 41% so với tháng 2. Phân tích của CREA cho thấy dầu thô Nga chiếm 36% tổng lượng nhập khẩu từ Ấn Độ.
Trong tương lai, lượng dầu thô từ các cảng phía Tay của Nga trên biển Baltic và biển Đen dự kiến tăng 5-10% mỗi ngày trong tháng 5 do lượng dầu thô của các nhà máy lọc dầu trong nước dự kiến giảm, theo nguồn tin của Reuters.
Mặc dù xuất khẩu dầu thô của Nga tăng vọt những tuần gần đây, doanh thu của Điện Kremlin dự kiến không tăng do giá dầu giảm. Bộ Kinh tế Nga đã hạ dự báo giá dầu trong năm nay trong bản cập nhật cho kịch bản cơ sở, phản ánh xu hướng mới nhất trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
"Nếu cuộc chiến thuế quan tiếp tục theo lang, điều này có thể dẫn đến suy giảm thương mại toàn cầu và có thể là cả nhu cầu năng lượng của chúng tôi. Do đó, có những rủi ro ở đây", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina nói.
An ninh tiền tệ