"Hạt ngọc trời' của Việt Nam bất ngờ gây sốt tại quốc gia châu Âu: Xuất khẩu tăng hơn 14.000%, giá cao vượt trội
Philippines, Indonesia, Malaysia là những thị trường “ruột” của Việt Nam.
- 09-03-2024Giá gạo Việt giảm sâu, nhường ngôi cao nhất thế giới cho gạo Thái Lan
- 09-03-2024Xuất khẩu gạo: Tránh lặp lại 'vết xe đổ'
- 06-03-2024Vì sao giá gạo xuất khẩu liên tục giảm?
- 04-03-2024Diễn biến bất thường trên thị trường gạo thế giới sẽ còn tiếp diễn
- 03-03-2024Thấy gì từ việc giá gạo Việt xuất khẩu liên tục giảm mạnh?

Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 2 đạt 562.943 tấn với trị giá hơn 373 triệu USD, tăng 9,9% về lượng và tăng 3,1% về kim ngạch so với tháng trước.
Giá xuất khẩu đạt bình quân 663 USD/tấn, giảm 6% so với tháng 1/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo, trị giá đạt hơn 735 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 55,7% về kim ngạch.
Xuất khẩu gạo sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm. 3 thị trường nhập khẩu gạo Việt lớn nhất của Việt Nam sau 2 tháng đầu năm là Philippines, Indonesia và Malaysia. Vị trí này đã có sự thay đổi khi trong năm 2023, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cụ thể nước ta xuất sang Philippines 500.195 tấn gạo trong 2 tháng đầu năm, tương đương hơn 337 triệu USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 64,7% về kim ngạch so với 2T/2023.
Xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2 thị trường với 219.165 tấn, tương đương 141,69 triệu USD, tăng mạnh 52,4% về lượng và tăng 110,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Malaysia đã vươn lên thành thị trường lớn thứ 3 với 38.257 tấn, tương đương 24,7 triệu USD, tăng 112,3% về lượng và tăng 145,3% kim ngạch.
Đáng chú ý, Pháp đang tăng mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam với giá đắt đỏ nhất trong số các thị trường. Kết thúc tháng 2, nước ta đã xuất khẩu sang Pháp 18.269 tấn gạo với trị giá hơn 18,9 triệu USD, tăng mạnh 14.285% về lượng và tăng mạnh 17.963% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong khối EU.
Giá xuất khẩu đạt 1.035 USD/tấn trong khi cùng kỳ năm trước giá xuất khẩu chỉ đạt 843 USD/tấn. Năm 2023, Pháp đứng vị trí thứ 24 thì nay đã vươn lên đứng thứ 5 trong số các nhà nhập khẩu của Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Sau khi kéo dài đà tăng trong năm 2023, giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu giảm trong thời gian gần đây. Việc giá gạo xuất khẩu giảm do các nước vào vụ thu hoạch chính, nguồn cung dồi dào nên nhà nhập khẩu tìm cách trì hoãn đặt hàng. Xu hướng giảm đã tác động tới giá lúa gạo trong nước. Theo đó, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm từ 1.000-2.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên các chuyên gia dự báo đà giảm này chỉ là tạm thời, trong khi đó theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 8,6 triệu tấn gạo trong năm 2024. Các quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Philippines, Indonesia và Trung Quốc đều có kế hoạch tăng nhập khẩu gạo trong năm nay. Trong đó Philippines được dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 3,8 triệu tấn gạo và Indonesia cũng lên kế hoạch nhập khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo.
Đối với Trung Quốc, sau thời gian dài dừng nhập khẩu và sử dụng gạo dự trữ cũng đã bắt đầu có kế hoạch nhập khẩu gạo trở lại. Trong khi đó, Ấn Độ là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định giá lương thực trong nước.
Nhịp sống thị trường
- Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
- Mỹ đổ hơn 2 tỷ USD săn 'cây kim tiền' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
- Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam
- Mỹ vừa chốt đơn hơn 7 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: Thuế nhập khẩu được miễn 0%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
- Hàng chục nghìn tấn ‘báu vật’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, là mặt hàng cả thế giới đều cần