Học sinh tiểu học tả "nhà của bà nội": Có rất nhiều thứ nhưng lại mất đi 1 thứ, giáo viên đọc xong nước mắt chảy từng hàng

Đọc mà lòng nghẹn lại - Đây là cảm xúc của nhiều cư dân mạng sau khi đọc bài thơ.
Khi nói đến những bài thơ, bài văn của học sinh tiểu học, nhiều người thường bật cười. Bởi đám trẻ đã từng cho "ra lò" quá nhiều tác phẩm đúng chất "ngộ nghĩnh", khiến người lớn phải chịu thua. Chẳng hạn, một em học sinh từng tả "tóc thầy giáo giống hoa bồ công anh, từng sợi bay theo gió", hay có viết văn, kể rất chân thực "bố lười chẩy thây, ở nhà chẳng làm gì, chỉ chờ mẹ nấu cơm, em bưng lên tận bàn",...
Tuy nhiên, cũng có nhiều tác phẩm của trẻ khiến người lớn đọc xong phải sững người vì nó lắng đọng và chất chứa nhiều cảm xúc của các em.
Thời gian trước, trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc có một chủ đề đó hot. Theo đó, một người dùng mạng xã hội đã tập hợp một số bài thơ của học sinh tiểu học với tiêu đề "Thì ra trẻ em mới là nhà thơ thực sự".
Trong số nhiều bài thơ gây ấn tượng, có một bài thơ về "Bà nội" khiến giáo viên phải để lại lời phê ngợi khen, cùng icon mặt mếu. Trong khi đó, dân mạng đọc xong cũng không khỏi nghẹn ngào, bùi ngùi nhớ về những kỷ niệm với chính người bà thân thương của mình.
Bài thơ có nội dung cụ thể như sau:
"Bà nội
Nhà của bà nội có thểm rất nhiều thứ,
Thêm một chiếc quan tài,
Thêm một nhóm người mặc áo trắng,

Bài thơ về "Bà nội"
Thêm nhiều tiếng pháo nổ,
Thêm nhiều tiếng khóc than,
Thêm bức di ảnh của bà,
Thêm vài nỗi nhớ,
Thêm những giọt nước mắt,
Nhưng mà,
Nhà của bà nội lại chẳng còn bà nữa...".
Bài thơ của em học sinh rất ngắn gọn nhưng đã khắc hoạ nỗi mất mát khi bà qua đời. Trong ngôi nhà quen thuộc, bà đã chẳng còn, chỉ còn người ở lại với nỗi nhớ, giọt nước mắt tiếc thương. Chỉ vài dòng thơ nhưng người đọc cảm nhận được rõ em học sinh yêu thương bà mình đến nhường nào.
Trên mạng xã hội, rất nhiều người đã để lại nhận xét về bài thơ này. Một người dùng mạng bình luận: "Bài thơ thực sự rất hay, tôi đọc mà nghẹn lại. Một đứa trẻ tiểu học đã chạm đến trái tim tôi". Một người khác cũng chia sẻ suy nghĩ: "Mất đi bà là mất đi cả tuổi thơ, đọc câu "nhà của bà nội lại chẳng còn bà nữa" mà buồn".
Bạn nghĩ sao về bài thơ này?
Đời sống pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguy cơ nhiễm độc do sử dụng hộp xốp đựng thức ăn không đúng cách
23:09 , 24/04/2025