Làm sao sống sót giữa ‘làn sóng’ thất nghiệp?
Trong thời đại mà tấm bằng đại học không còn là “chiếc vé thông hành” duy nhất đảm bảo thu nhập ổn định, một bộ phận giới trẻ đang rơi vào tình trạng thất nghiệp thầm lặng, hoặc chật vật mưu sinh bằng những hướng đi khác với chuyên ngành được đào tạo.
- 05-04-2025Bản thân thất nghiệp, lương chồng 9 triệu/tháng nhưng chi đến 11 triệu, mẹ 2 con đau đầu xin tư vấn chi tiêu gấp!
- 17-03-2025Có bằng Thạc sĩ vẫn thất nghiệp, tôi nhận ra bằng cấp cao mà thiếu 3 thứ này, còn khướt mới tìm được việc tốt
- 08-03-2025Sau khi ly hôn, người phụ nữ 37 tuổi từ thất nghiệp đến mức thu nhập hơn 25 tỷ đồng/năm, tiết lộ: Thà đi thuê chứ nhất quyết không mua nhà
Nhiều người trẻ có công việc, nhưng đó không phải công việc đúng với chuyên môn, đúng nguyện vọng bản thân hoặc có thể đảm bảo được cuộc sống lâu dài.
Thiếu người hay thiếu việc?
Theo số liệu thống kê hàng năm, có hơn 250.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm tại Việt Nam, nhưng không phải tất cả trong số đó đều có thể tìm được công việc ổn định theo đúng chuyên môn của mình.

Ảnh minh họa: aces.edu
Trong quý III/2023, từ báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), tại TPHCM, có hơn 32.300 người tìm việc, trong đó gần 77% có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên, chỉ khoảng 23% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học. Nhiều cử nhân và thạc sĩ không thể tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn của mình.
Bán hàng online : Giải pháp tạm thời hay lối thoát dài hạn?
Có thể thấy, việc có một tấm bằng đại học hay thạc sĩ không hoàn toàn đảm bảo được việc dễ dàng có được một công việc phù hợp. Bởi thị trường lao động đang thiếu hụt các vị trí, công việc có đủ sức hấp dẫn với những người lao động có trình độ học vấn cao. Thêm vào đó là sự gia tăng của một xu hướng mới: Cử nhân, thạc sĩ - bán hàng online, tài xế công nghệ, hoặc thậm chí lựa chọn những việc làm mang tính thời vụ.
Chị Nguyễn Hồng N., 27 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế đối ngoại (tại một trường đại học lớn ở Hà Nội) hiện kinh doanh thời trang qua mạng. Chị N. chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp, tôi đã tìm kiếm rất nhiều công việc nhưng hầu hết đều yêu cầu thêm kinh nghiệm và những kỹ năng mà tôi của hồi đó chưa có đủ thời gian để trang bị, thế nên không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sau đó, cũng có một vài nơi tôi từng tới thử việc, nhưng rồi cảm thấy môi trường không phù hợp, tôi bắt đầu nghĩ đến việc chuyển hướng thêm sang bán hàng online để kiếm thêm nguồn thu nhập, từ đó đến nay cũng ngót nghét 3-4 năm rồi”.
Anh Trần Minh H., 26 tuổi, Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, cũng chia sẻ: “Lúc mới ra trường, anh có tìm việc suốt, nhưng những công việc theo mong muốn và phù hợp với chuyên ngành của mình thì anh mãi không nắm bắt được cơ hội. Cuối cùng anh quyết định thử chuyển hướng sang bán đồ điện tử qua mạng. Ban đầu chỉ là để mưu sinh, sau một thời gian, bản thân anh thấy công việc này mang lại thu nhập ổn định hơn rất nhiều so với việc làm văn phòng, anh cũng có thể chủ động thời gian của mình để chăm chút cho những việc khác. Vậy nên, ở thời điểm hiện tại, công việc này trở thành lựa chọn lâu dài và ưu tiên của anh so với trước đây”.
Trước sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, hiện nay việc bán hàng online đã trở thành một kênh kinh doanh hấp dẫn đối với giới trẻ. Câu chuyện của chị N. và anh M. không phải là ví dụ điển hình duy nhất, trên các diễn đàn mạng xã hội hiện nay không khó bắt gặp những chia sẻ của nhiều bạn trẻ, về việc phải mưu sinh bằng những công việc không liên quan đến chuyên môn, nhưng lại có thu nhập khá và có sự linh hoạt về thời gian.
Vậy nhưng, chính điều này cũng phản ánh một khía cạnh khác trong thị trường lao động rằng: Sự chênh lệch giữa nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và nhu cầu thực tế từ các doanh nghiệp, cụ thể ra sao?
Nguyên nhân chính do đâu?
Hơn 80% học sinh, sinh viên tham gia giáo dục nghề nghiệp (hệ cao đẳng) đều có việc làm trong ngành của mình, thậm chí tỉ lệ này lên tới 100% đối với một số ngành nghề. Ngược lại, nhiều cử nhân đại học gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp.
Một trong những lý do lớn khiến cử nhân, thạc sĩ chuyển hướng sang bán hàng online là sự thay đổi trong nhu cầu và cấu trúc công việc. Các công việc truyền thống như kế toán, tài chính, marketing hay nhân sự đã không còn hấp dẫn như trước vì đòi hỏi phải có kinh nghiệm khi làm việc thực tế.

Ảnh minh họa: Global Times
Quan trọng hơn, một nguyên nhân chính khác dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao trong giới trẻ, thực chất - đến từ sự không phù hợp giữa kỹ năng của người lao động và nhu cầu thực tế của thị trường . Nhiều sinh viên mới ra trường tuy có kiến thức chuyên môn dày dặn nhưng lại thiếu những kỹ năng mềm cần thiết và kinh nghiệm việc làm thực tế, khiến họ không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, là sự thay thế của lao động bằng công nghệ cao và quá trình tinh giản tại nhiều doanh nghiệp đã làm giảm cơ hội việc làm cho nhiều người. Nhiều bạn trẻ phải chấp nhận làm những công việc không ổn định hoặc làm việc trái ngành để tạm thời mưu sinh trong quá tình tìm kiếm công việc theo mong muốn của bản thân.
Tiền phong
CÙNG CHUYÊN MỤC
