“Mắc kẹt” với tài sản bảo đảm bất động sản

Dù việc xử lý nợ xấu đã có tín hiệu tích cực, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “mắc kẹt” với tài sản đảm bảo bất động sản.
- 22-02-2022Bất động sản Sài Gòn đang được ngân hàng rao bán với giá bao nhiêu?
- 19-02-2022Ngân hàng "khóc ròng" với tài sản bảo đảm là dự án bất động sản
- 16-02-2022Ngân hàng chật vật xử lý nợ xấu, chỉ mong thu được nợ gốc dù nhiều tài sản thế chấp là bất động sản "xịn"

-
Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nghịch lý thừa tiền. Trạng thái tín dụng đang khó mà bây giờ bị đột ngột dừng thì ngân hàng cũng khó chuyển tín dụng qua khách hàng mới. Quy định quá chặt sẽ vừa làm khó các ngân hàng vừa làm giảm tính thị trường của ngân hàng thương mại
-
Từ giờ đến cuối năm, mặc dù lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục giảm, nhưng người dân vẫn chọn gửi ngân hàng bởi so sánh đây vẫn là kênh “tạm” có lợi hơn cả

Dư nợ tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn: SBV
Đầu tiên phải thấy rằng việc nợ xấu tăng cao có trách nhiệm ngân hàng. Dù các ngân hàng đã đưa được nợ xấu về mức rất thấp, nhưng vẫn không rút ra được bài học năm 2013. Bởi vì các ngân hàng vẫn chủ yếu cho vay trên tài sản đảm bảo bất động sản (BĐS), chứ không phải trên một nền kinh tế đa dạng. Hơn nữa, nợ xấu theo khoản vay ngân hàng trên thị trường tăng cao hơn, do đó sẽ khó xử lý hơn. Ngoài ra, khi NHNN siết cho vay BĐS, các doanh nghiệp BĐS đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu , nhưng người mua vẫn là ngân hàng.
Thứ hai, việc xử lý nợ xấu ở các quốc gia theo cơ chế nhận diện từng khoản vay và tạo ra thanh khoản của nợ. Nhưng ở Việt Nam, việc xử lý nợ xấu còn khó khăn do thanh lý nợ xấu còn “đụng” các quy định khác nhau. Nếu các ngân hàng quyết tâm xử lý cũng sẽ khó có cơ chế xử lý từng món để giảm độ dồn tích và giảm nguy cơ nợ xấu tăng. Nhưng nếu có cách xử lý quyết liệt vẫn có thể giảm với điều kiện NHTM chịu phần thiệt hại. Với tiến độ xử lý chậm như hiện nay, nợ xấu dồn tích tăng cao sẽ khiến thanh khoản ngân hàng gặp vấn đề, cũng như làm cho nợ xấu còn khó khăn hơn.
Thứ ba, tất cả các quy định xử lý nợ xấu nên là một hành vi dân sự dựa trên hợp đồng cho vay và xử lý nợ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang còn rất nhiều vướng mắc khiến nợ xấu chưa được xử lý hoàn toàn trên quan điểm này, làm méo mó cơ chế xử lý nợ xấu . Đây vẫn sẽ là định hướng dài hạn.
Trước mắt, có ý kiến cho rằng cần có thời gian để người vay chủ động xử lý tài sản bảo đảm, thanh lý nợ. Điều này đảm bảo tránh trường hợp ngân hàng tạo sức ép để thanh lý, sở hữu tài sản giá rẻ cho “sân sau”, làm thất thoát giá trị tài sản của bên vay. Nên áp dụng quy định này với lộ trình trong 3 năm để đảm bảo tiến trình xử lý nợ xấu phù hợp dần với thế giới và tránh gây sốc cho thị trường BĐS.
Diễn đàn Doanh nghiệp
CÙNG CHUYÊN MỤC

Tin vui: Hơn 1,6 triệu người sắp được hưởng khoản trợ cấp này
08:16 , 03/05/2025