Mỹ, Nhật Bản đua nhau săn đón kho vàng mới nổi của Việt Nam: Phủ sóng khắp 2/3 thế giới, chuẩn bị cán mốc 1 tỷ USD kể từ đầu năm
Riêng trong tháng 11, mặt hàng này đã giúp Việt Nam thu về hơn 95 triệu USD.
- 27-12-2023Một mặt hàng bán đầy chợ Việt nhưng 'làm mưa làm gió' thị trường thế giới: chất lượng không kém hàng châu Âu, 10 tháng bỏ túi gần 60 triệu USD
- 20-12-2023Là nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ có nguy cơ phải chuyển sang nhập khẩu một mặt hàng nông sản quan trọng trong năm 2024
- 16-12-2023Trồng mặt hàng trị giá 4,2 tỷ USD, người dân vùng Tây Bắc của Tổ quốc tha hồ hốt bạc

Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong số 12 mặt hàng ghi nhận tăng trưởng dương trong 11 tháng đầu năm, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam đứng thứ 9 với mức tăng trưởng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời chuẩn bị gia nhập câu lạc bộ tỷ USD.
Cụ thể trong tháng 11, nước ta đã thu về từ nhóm hàng này hơn 95 triệu USD, giảm 3,2% so với tháng trước đó. Lũy kế đến hết tháng 11, xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt hơn 959 triệu USD, tăng 5,5% so với 11T/2022.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ, Nhật Bản và Úc là 3 thị trường lớn nhất của nhóm hàng này. Cụ thể trong 11 tháng đầu năm, Mỹ đã chi hơn 137 triệu USD để nhập khẩu bánh kẹo và ngũ cốc các loại từ Việt Nam, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của nhóm hàng này với hơn 77 triệu USD kim ngạch trong 11 tháng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu thứ 3 gọi tên Úc với hơn 73 triệu USD kể từ đầu năm. Đáng chú ý Úc là thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất với mức tăng trưởng đến 92% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc đạt hơn 995 triệu USD, tăng 31,4% so với năm 2021. Ngoài những thị trường trên, thì các thị trường như Singapore, Philippines, Lào, Ghana... cũng đang nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam. Hiện bánh kẹo Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
Bánh kẹo là một trong những ngành công nghiệp thực phẩm phát triển nhanh chóng và ổn định ở Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Bánh kẹo Việt Nam, sản lượng bánh kẹo trong nước đạt khoảng 1,5 triệu tấn/năm, doanh thu ước tính hơn 40 nghìn tỷ đồng/năm.
Việt Nam là một trong những thị trường bánh kẹo có tiềm năng nhất khu vực Châu Á, với doanh thu dự kiến đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2023 và tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính là 10,17%. Theo Statista, trong số các loại bánh kẹo được tiêu thụ tại Việt Nam, bánh kẹo có đường chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo sau là bánh ngọt và các sản phẩm được bảo quản. Các thị trường có tiềm năng lớn cho bánh kẹo Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản và các nước Trung Đông.
Cũng theo Statista, Việt Nam có lợi thế là một nước nông nghiệp với nguồn cung nguyên liệu cho các sản phẩm làm bánh kẹo dồi dào. Nguyên liệu cốt lõi trong bánh kẹo gồm mía đường và ca cao đều tăng trưởng tốt tại Việt Nam, giúp nước ta có thêm nhiều thế mạnh trong xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo và nguyên liệu từ ngũ cốc. Đối với nguyên liệu sản xuất chính là mía đường, sản lượng lũy kế từ đầu vụ ép được 9.714.224 tấn, sản xuất được 941.373 tấn đường các loại. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2021-2022, sản lượng mía ép đạt 129% và sản lượng đường đạt 126%.
Nhịp sống thị trường
- Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
- Mỹ đổ hơn 2 tỷ USD săn 'cây kim tiền' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
- Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam
- Mỹ vừa chốt đơn hơn 7 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: Thuế nhập khẩu được miễn 0%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
- Hàng chục nghìn tấn ‘báu vật’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, là mặt hàng cả thế giới đều cần
CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
21:08 , 30/04/2025
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
21:07 , 30/04/2025