Nền kinh tế thứ 2 thế giới bất ngờ đón ‘tin vui’ sau khi công bố hàng loạt dữ liệu mới

Dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có một khởi đầu năm mới tươi sáng.
- 01-04-2024Những dự đoán đáng chú ý về thế giới năm 2040
- 01-04-2024Trung Quốc xuất hiện cộng đồng thích nuôi búp bê làm con
- 01-04-2024Nga công bố lời khai của nghi phạm vụ tấn công khủng bố phòng hòa nhạc ở Moscow
Khảo sát của Caixin cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 3 của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một năm qua. Điều này chỉ ra nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có phần tăng trưởng ổn định.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin Trung Quốc vào tháng 3 đã đạt mức 51,1 điểm - mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2023 và tăng từ mức 50,9 hồi tháng 2. Điều này được cho là nhờ số lượng đơn đợt hàng mới từ khách hàng trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Trung Quốc
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters, các nhà kinh tế đã dự kiến chỉ số này sẽ chỉ đạt 51 điểm. Nếu dưới mốc 50 điểm thì hoạt động sản xuất đang bị suy giảm.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng công bố dữ liệu khảo sát cho thấy chỉ số PMI chính thức đạt 50,8 điểm trong tháng 3/2024 - mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái và cũng mạnh hơn dự đoán đạt 49,9 điểm trong một cuộc khảo sát của Reuters.
Kết quả lạc quan này được công bố sau dữ liệu về doanh số bán lẻ và xuất khẩu tốt hơn mong đợi thời gian gần đây, cho thấy một khởi đầu năm mới tươi sáng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Những cuộc khảo sát này thường được cung cấp mỗi tháng để cho thấy tình hình kinh tế Trung Quốc. Khi khai mạc kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XIV, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5% cho năm 2024, đồng thời đặt mức thâm hụt ngân sách tài chính ở mức 3% GDP.
Tuần trước Citi đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2024 lên 5% từ mức 4,6%, với lý do dữ liệu tích cực gần đây và việc Trung Quốc đưa ra những chính sách phù hợp.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có thể phải sử dụng các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024.
Niềm tin của doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2023 nhờ những tin tốt như giảm chi phí đầu vào.
Wang Zhe, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Caixin Insight Group, cho biết: “Giá nguyên liệu thô giảm làm giảm chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất, tạo điều kiện cho họ giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường”.
Tuy nhiên, các công ty cũng tỏ ra thận trọng trong việc bổ sung thêm nhân viên và các chỉ số phụ liên quan vẫn ở mức âm kể từ tháng 8 năm ngoái.
Wang cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những cơn gió ngược và một số yếu tố bất lợi, vì vậy Trung Quốc cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhu cầu cả ở trong lẫn ngoài nước.
Tham khảo CNBC, Reuters
Nhịp sống thị trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
- Buồn của nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới nhưng bị Trung Quốc, Đức vượt mặt: Vừa thoát trì trệ hàng thập kỷ nay lại rơi vào tình cảnh chưa từng có – chuyện gì đang xảy ra?
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác ‘người bệnh’ nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
- Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
CÙNG CHUYÊN MỤC

Thư của hành khách sống sót trên tàu Titanic được bán giá kỷ lục
18:29 , 30/04/2025