Người đàn ông mắc 2 loại ung thư, thứ này trong nhà chứa 'chất độc thế kỷ'
Sau khi tìm hiểu, người ta phát hiện thứ người đàn ông dùng trong nhà 5, 6 năm qua chứa chất gây ngộ độc, thậm chí là ung thư.
- 09-09-2024Người đàn ông 45 tuổi ở TP.HCM bất ngờ phát hiện mắc ung thư, “thủ phạm” là 1 thói quen khó bỏ
- 09-09-2024Uống nước theo cách này 1 năm, nam sinh 16 tuổi phát hiện mắc ung thư não
- 09-09-2024Gan là cơ quan “câm”, nếu bỏ qua 3 dấu hiệu sớm nhất này có thể bạn sẽ tử vong vì ung thư lúc nào không biết
Tiến sĩ Liu Boren, chuyên gia về y học dinh dưỡng và chức năng tại Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ với tờ TOPick trường hợp nêu trên. Theo đóm người đàn ông đi làm việc lâu năm ở nước ngoài mắc cả ung thư thận và ung thư bàng quang. Sau khi xét nghiệm máu, người ta bất ngờ phát hiện hàm lượng perfluorocarbons trong cơ thể anh ta vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng. Tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân, người ta phát hiện chiếc chảo chống dính của anh ta chính là thủ phạm, lớp sơn phủ bị hư hỏng, bong tróc nhưng vẫn được sử dụng thường xuyên trong 5, 6 năm qua.

Ảnh minh họa
Tiến sĩ Liu Boren giải thích lớp phủ của chảo chống dính có chứa PFAS (hợp chất polyfluoroalkyl) và nó chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư của bệnh nhân nêu trên. PFAS là một chất độc mà nhiều quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã ra luật để tránh, nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi. Và trong cuộc sống hàng ngày, việc tiếp xúc với những vật dụng có chứa PFAS là điều khó tránh khỏi.
PFAS có trong áo mưa hoặc áo khoác chống nước, thảm chống bẩn hoặc bề mặt ghế sofa, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ, sơn, bề mặt của chảo chống dính, các loại hộp, túi dùng một lần chống thấm nước, mỹ phẩm, bọt chữa cháy... Lý do lớn nhất khiến PFAS được sử dụng phổ biến trong nhiều vật dụng tiếp xúc hàng ngày là vì chất này có thể làm cho mọi thứ trở nên trơn tru và giảm ma sát. Nó có thể được sử dụng trên hộp mang đi hoặc bộ đồ ăn để làm cho nó không thấm nước để súp không bị đổ.
Tuy nhiên, tiến sĩ Liu Boren cảnh báo rằng nếu chất này vô tình được đưa vào cơ thể, nó sẽ tồn tại trong cơ thể và không thể đào thải được từ 1 đến 3 năm, gây ngộ độc hoặc ung thư. Trường hợp của người đàn ông kể trên là một ví dụ.
Để phòng tránh nguy cơ vô tình ăn phải PFAS, ông nhắc nhở mọi người nếu dùng chảo chống dính để nấu nướng thì nên chú ý chọn loại nồi không chứa Teflon, không chứa PFAS. Nếu có vết trầy xước rõ ràng, không nên sử dụng nữa. Ông cũng đề nghị giảm sử dụng bộ đồ ăn dùng một lần, đặc biệt là ống hút bằng giấy tốt nhất là không sử dụng.
Ngoài ra, để giải độc cho cơ thể, ông cũng khuyên người dân nên uống nước đầy đủ mỗi ngày: người lớn uống khoảng 1.5-1.7 lít nước mỗi ngày (việc đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể thải độc); tập thể dục mỗi ngày; ăn nhiều rau củ quả để ngăn ngừa các loại ung thư như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư gan, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Nguồn và ảnh: TOPick
Phụ nữ mới
- 90% ca ung thư phổi của người Việt xuất phát từ thói quen này: Bạn có đang mắc phải?
- Bàng hoàng nhận tin mắc ung thư sau khi có 1 dấu hiệu ở chân
- 2 vợ chồng cùng mắc ung thư: Bác sĩ chỉ ra 1 sai lầm "chí mạng" khi dùng bếp gas
- Gia đình có 9 người mắc ung thư, 8 người tử vong: “Thủ phạm” là thứ không ngờ
- Có 4 món ăn là “bạn thân” với ung thư, ngày nào cũng ăn hệt như tự uống thuốc độc vào người
CÙNG CHUYÊN MỤC

Diễn biến mới nhất sau sự cố màn trình diễn kỷ lục 10.500 drone
18:51 , 01/05/2025