Người đàn ông mua nhà được 20 năm, vừa nhận 2,6 tỷ đồng tiền đền bù giải tỏa liền bị chủ cũ kiện đòi lại, toà tuyên bố: “Phải bồi thường cho họ hơn 492 triệu đồng”

Trong vụ án này, toà án Trung Quốc nhận định cả nguyên đơn và bị đơn đều có lỗi.
- 17-04-2025Ai cũng mong an cư, người khôn ngoan mua nhà theo 5 nguyên tắc: Mua nhà to, tránh rủi ro và tối ưu hóa tiềm năng tăng giá
- 15-04-20252 chị gái góp tiền mua nhà cho bố mẹ, đến khi bán được 4,2 tỷ đồng, em trai đòi chia tiền, còn đâm đơn kiện: Tòa phán quyết chia lại toàn bộ tài sản
- 15-04-2025Người phụ nữ lương 46 triệu đồng/tháng, không dính nợ xấu nhưng làm hồ sơ vay thế chấp 3,5 tỷ đồng để mua nhà vẫn bị ngân hàng từ chối: "Lỗi ở chồng chị"
Vào tháng 12 năm 2003, ông Dương ở huyện Khiêu Đình, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đã bán nhà cho ông Vương, một người ở thành phố, với giá 7.800 NDT (hơn 27 triệu đồng). Sau khi ký kết hợp đồng mua bán nhà một thời gian, ông Vương cùng gia đình chuyển đến căn nhà đã mua và sống tại đó, đến nay đã hơn 20 năm.
Năm 2006, do ngôi nhà đã cũ và xuống cấp nên ông Vương đã tiến hành phá dỡ và xây lại ngôi nhà mới có diện tích 140m2. Cùng năm đó, ông Vương xây dựng thêm hai căn nhà mới trên nền đất ban đầu. Tuy nhiên, do hộ khẩu của gia đình ông Vương chưa được chuyển về địa phương và không phải là thành viên của tổ chức kinh tế tập thể nông thôn nên ngôi nhà mới xây của ông chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản hợp pháp.
Năm 2022, khu vực nơi ông Vương sinh sống bị thu hồi để phục vụ một dự án xây dựng. Lúc này, gia đình ông Vương được bồi thường hơn 760.000 NDT (hơn 2,6 tỷ đồng). Biết tin này, 2 con trai của ông Dương đã tìm tới gia đình ông Vương để đòi lại nhà. Theo họ, gia đình ông Vương không phải là thành viên tổ chức kinh tế tập thể nông thôn do đó các điều khoản liên quan đến việc bán nhà trong “Hợp đồng mua bán nhà” do hai bên ký kết là vi phạm pháp luật và và phải bị tuyên vô hiệu. Đồng thời, 2 người này cũng yêu cầu đối phương phải trả lại hơn 370.000 NDT tiền bồi thường cho quyền sử dụng nhà ở.
Đáp lại, con trai ông Dương phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định sẽ không bồi thường cho họ một đồng nào.Hai bên không tìm được tiếng nói chung nên sau đó, 2 người con trai của ông Vương đã kiện con trai của ông Dương ra tòa.

Ảnh minh hoạ: Internet
Sau khi xem xét vụ việc, tòa án địa phương nhận định: Theo Luật Quản lý đất đai của Trung Quốc, đất ở nông thôn thuộc sở hữu tập thể của nông dân – cụ thể là các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn. Chỉ có thành viên của tập thể này mới đủ điều kiện xin cấp đất để xây nhà, dựa trên nguyên tắc “mỗi hộ, một nhà”. Người dân thành thị không phải là nông dân thuộc tập thể đó nên việc bán nhà ở nông thôn cho họ là bất hợp pháp. Do đó, hợp đồng mua bán giữa hai bên đã vi phạm quy định pháp luật, không được pháp luật Trung Quốc công nhận và phải bị tuyên vô hiệu.
Toà án cũng nhấn mạnh trong vụ việc này, cả hai bên đều có lỗi. Gia đình ông Vương vi phạm quy định khi mua nhà ở nông thôn trái phép, trong khi nguyên đơn lại bán nhà trên đất nông nghiệp cho người ngoài thôn - đây cũng là hành vi trái luật Trung Quốc. Căn cứ vào mức độ vi phạm của các bên, tòa án địa phương ra phán quyết bị đơn phải hoàn trả cho nguyên đơn hơn 140.000 NDT (hơn 492 triệu đồng) tiền bồi thường liên quan đến việc giải tỏa nhà đất.
Cả nguyên đơn và bị đơn đều không hài lòng với phán quyết này nên đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Nghi Xương. Tuy nhiên, toà án cấp cao sau khi xem xét vụ việc đã ra phán quyết bác bỏ đơn kháng cáo của họ và giữ nguyên bản án ban đầu theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Vụ việc kết thúc ở đây.
(Theo Baidu)
Đời sống và Pháp luật