Nhật Bản chính thức thoát suy thoái kỹ thuật, lội ngược dòng tăng trưởng 0,4%
GDP của Nhật Bản quý 4 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dữ liệu tạm thời của tháng trước cho thấy GDP giảm 0,4%.
- 11-03-2024Mối bận tâm hàng đầu của nhà đầu tư sắp được công bố, là căn cứ quan trọng cho quyết định cắt giảm lãi suất của FED
- 10-03-2024Không phải vàng, các gia đình ở nền kinh tế số 1 thế giới ‘giàu lên trông thấy’ nhờ đầu tư vào chứng khoán đang thăng hoa
- 09-03-2024Cựu quan chức hàng đầu lên tiếng: FED cần cắt giảm lãi suất ‘sớm và chậm’ trước khi rơi vào tình thế khó xử

Ngày 11/3, dữ liệu sửa đổi chính thức được công bố, giúp Nhật Bản thoát suy thoái kỹ thuật. Điều này cho thấy nền kinh tế tăng trưởng trở lại trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái. Động lực thúc đẩy là nhờ chi phí đầu tư vào các tài sản cố định tăng mạnh. Tuy nhiên, con số điều chỉnh vẫn tăng yếu hơn so với ước tính và tiêu dùng cá nhân vẫn còn yếu.
Ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có thể bình thường hóa lãi suất sớm nhất trong cuộc họp ngày 18-19/3. Trong khi đó, các công ty đang sẵn sàng cho đợt tăng lương lớn nhất trong vòng 31 năm qua, sau cuộc đàm phán lương mùa xuân giữa Liên đoàn Lao động Nhật Bản và doanh nghiệp.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản quý 4 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 1,1% trong cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu tạm thời của tháng trước cho thấy GDP giảm 0,4%. Trước đó, nền kinh tế nước này đã giảm 3,3% trong quý 3.
GDP quý 4 của Nhật Bản tăng 0,1% so với ba tháng trước, yếu hơn so với ước tính bình quân tăng trưởng 0,3% trong cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu tạm thời của tháng trước cho thấy mức giảm 0,1%. Trong quý 3, nền kinh tế đã giảm 0,8% so với quý trước đó.
Marcel Thieliant, người đứng đầu Capital Economics khu vực châu Á-Thái Bình Dương, viết trong một báo cáo rằng số liệu GDP điều chỉnh đều thấp hơn so với dự đoán của hầu hết mọi người. Mặc dù có sự điều chỉnh tăng mạnh trong đầu tư kinh doanh, từ mức 0,1% trong báo cáo ban đầu lên 2,0%, nhưng mức tiêu dùng cá nhân và hàng tồn kho vẫn là lực cản.
Lạm phát cao làm giảm nhu cầu trong nước và tiêu dùng cá nhân, nhấn mạnh sự mong manh của tăng trưởng trong nước. Tiêu dùng cá nhân giảm 0,3% so với quý trước, nhiều hơn dự tính là 0,2%.
Chi tiêu vào các tài sản cố định tăng 2% theo quý, cao hơn so với mức giảm 0,1% mà chính phủ ước tính tạm thời, nhưng vẫn thấp hơn dự đoán là tăng 2,5%.
Kỳ vọng GDP được điều chỉnh tăng xuất hiện sau khi dữ liệu của Bộ Tài chính công bố thứ hai tuần trước cho thấy chi tiêu tài sản cố định quý 4 tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10,4% trên cơ sở hàng quý được điều chỉnh theo mùa.
Tham khảo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
- Buồn của nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới nhưng bị Trung Quốc, Đức vượt mặt: Vừa thoát trì trệ hàng thập kỷ nay lại rơi vào tình cảnh chưa từng có – chuyện gì đang xảy ra?
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác ‘người bệnh’ nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
- Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc lần đầu lên tiếng về việc từ chối nhận 50 máy bay Boeing
10:13 , 01/05/2025