Thứ trưởng phải đọc thông viết thạo ít nhất 1 ngoại ngữ
Gồm Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc tiếng Lào, Campuchia hay tiếng dân tộc thiểu số.
- 26-02-2014Bổ nhiệm lãnh đạo Tập đoàn theo kiểu công chức: Sai lầm?
- 17-02-2014Bất thường chuyện lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ, đi làm công chức
- 03-12-2013Chủ tịch nước: Tôi không tin chỉ 1% công chức yếu kém
- 06-02-2013'Cán bộ tổ chức bức xúc vì thông tin chạy công chức 100 triệu'
Ngày 2/6/2014, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân.
Dự thảo Nghị định quy định mỗi chức danh có 4 tiêu chuẩn: Vị trí và chức trách; Năng lực và kinh nghiệm công tác; Hiểu biết và Trình độ. Tất cả các chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo "tốt nghiệp đại học trở lên".
Đáng chú ý, trong dự thảo Nghị định này quy định về trình độ Ngoại ngữ của các lãnh đạo cấp Bộ phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, theo các cấp độ sau:
- Các Thứ trưởng phải đạt trình độ cao cấp bậc 6, hoặc sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số;- Tổng cục trưởng phải đạt trình độ cao cấp bậc 5 trở lên; Phó Tổng cục trưởng phải đạt trình độ trung cấp bậc 4; hoặc sử dụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số;- Vụ trưởng cấp Bộ phải đạt trình độ trung cấp bậc 4 trở lên; Phó Vụ trưởng cấp Bộ và Vụ trưởng cấp Tổng cục phải đạt trình độ trung cấp bậc 3;- Giám đốc sở đạt trình độ trung cấp bậc 3 trở lên; Phó Vụ trưởng cấp Tổng cục và Phó Giám đốc sở phải đạt trình độ sơ cấp bậc 2.- Trưởng phòng phải đạt trình độ sơ cấp bậc 2; Phó Trưởng phòng phải đạt trình độ sơ cấp bậc 1.
* Một số ngành, lĩnh vực, tỉnh có thể thay ngoại ngữ bằng tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
Về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành (có hiệu lực từ ngày 16/3/2014), khung này được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:
Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam | CEFR | |
Sơ cấp | Bậc 1 | A1 |
Bậc 2 | A2 | |
Trung cấp | Bậc 3 | B1 |
Bậc 4 | B2 | |
Cao cấp | Bậc 5 | C1 |
Bậc 6 | C2 |
Theo đó, người có trình độ ngoại ngữ cao cấp bậc 6 (bậc cao nhất) - yêu cầu bắt buộc với các Thứ trưởng, "có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp".
>> ">>> Làm bộ trưởng ngày càng khó
Kiều Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC

Australia: Hơn 31.000 mật khẩu ngân hàng bị đánh cắp và chia sẻ trên mạng
09:12 , 30/04/2025
Gia Lai: Giả nhân viên điện lực, lừa đảo hàng trăm triệu đồng
09:09 , 30/04/2025