Siêu cường dầu mỏ cắt giảm nguồn cung, thị trường toàn cầu sắp đối mặt thiếu hụt lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ

Ảnh: Reuters/Edgar Su
Việc cắt giảm sản lượng và hạn chế xuất khẩu của các ông lớn dầu mỏ đang gây áp lực lên thị trường toàn cầu.
- 13-09-2023Nam hành khách có hành vi lạ, cảnh sát lập tức áp giải khỏi máy bay khi hạ cánh: Quy định ngành hàng không chưa bao giờ là thừa
- 13-09-2023Hai quốc gia châu Á bỏ xa các siêu cường sản xuất như Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực cả thế giới khao khát: Cuộc sống "viễn tưởng" chưa bao giờ gần đến thế
- 12-09-2023Sở hữu hệ thống tàu điện ngầm khiến thế giới trầm trồ, Nhật Bản bước lên "tầm cao mới" khi làm đường tàu chạy thẳng lên đỉnh núi Phú Sĩ
Việc Saudi Arabia cắt giảm sản lượng sẽ khiến nguồn cung toàn cầu thêm siết chặt. Thị trường dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thâm hụt lớn nhất trong hơn một thập kỷ.
Theo tính toán của Bloomberg về dữ liệu mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), lượng dầu mà OPEC bơm trong quý 3 giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày so với với mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu.
Đến quý 4, mức thâm hụt đó dự kiến sẽ tăng lên. Điều này buộc các nước phải khai thác kho dự trữ để bù đắp thiếu hụt. Theo Bloomberg, nếu sản lượng của OPEC không thay đổi, lượng dầu dự trữ sẽ giảm 3,3 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ năm 2007 trở lại đây.
Sau khi dữ liệu của OPEC được công bố, giá dầu thô WTI tăng 2% lên 89,05 USD/thùng. Giá dầu Brent chuẩn quốc tế tăng 1,7% lên 92,18 USD/thùng.
Sự mất cân bằng cung – cầu xảy ra khi siêu cường dầu mỏ Saudi Arabia tiếp tục cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, Nga đang mở rộng giới hạn xuất khẩu dầu.
Mặc dù OPEC thường viện lý do cắt giảm sản lượng để giữ cân bằng cho thị trường dầu, dữ liệu của tổ chức này cho thấy việc cắt giảm đang gây áp lực tiêu cực đối với các kho dự trữ toàn cầu.
Ví dụ, kho dầu thô thương mại giữa thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) giảm hơn 114 triệu thùng so với mức bình quân trong giai đoạn 2015-2019.
Theo Bloomberg, Saudi Arabia có thể đang đặt mục tiêu đưa mức giá dầu lên tới 100 USD/thùng như một cách để đầu tư cho các dự án đắt đỏ trong nước.
Theo BI
Nhịp Sống Thị Trường
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới lập kỷ lục GDP tăng gấp đôi sau 10 năm, dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong vòng 2 năm tới
- Buồn của nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới nhưng bị Trung Quốc, Đức vượt mặt: Vừa thoát trì trệ hàng thập kỷ nay lại rơi vào tình cảnh chưa từng có – chuyện gì đang xảy ra?
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác ‘người bệnh’ nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
- Hai vạn lệnh trừng phạt dội vào nền kinh tế, Nga lung lay nhưng không bấp bênh: Bài toán ngày một cấp bách với ông Trump
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
CÙNG CHUYÊN MỤC

Thư của hành khách sống sót trên tàu Titanic được bán giá kỷ lục
18:29 , 30/04/2025