"Tại sao Xiaomi chỉ mất 3 năm đã làm được xe điện?": Đích thân CEO Xiaomi Lôi Quân tiết lộ bí quyết
Tròn 3 năm sau khi tuyên bố tham gia vào lĩnh vực xe điện, những chiếc xe Xiaomi đầu tiên hiện đã lăn bánh tại Trung Quốc.
- 05-04-2024Phải bỏ tiền túi để mua xe điện "của nhà trồng được", đồng sáng lập Xiaomi phàn nàn vì... không được giảm giá
- 04-04-2024Báo cáo độc lập tiết lộ mỗi chiếc Xiaomi SU7 lỗ 235 triệu: Những rắc rối bây giờ mới bắt đầu?
- 03-04-2024Apple mất 10 năm không làm được nhưng Xiaomi chỉ cần 3 năm đã tạo 'địa chấn', vốn hóa sánh ngang Ford và GM nhờ làm xe điện
- 02-04-2024Xe điện 'sang xịn mịn' của Xiaomi vừa mở bán đã dính 'phốt': chạy thử gặp tai nạn liên tục, giao hàng delay
Vào tháng 3/2021, Xiaomi chính thức tuyên bố sẽ tham gia vào lĩnh vực xe điện với khoản đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 1.5 tỷ USD). Tròn 3 năm sau, tức tháng 3/2024, Xiaomi chính thức công bố mẫu xe điện đầu tiên của mình - SU7. Và ngày 3/4 vừa qua, những chiếc xe điện Xiaomi đầu tiên đã đến tay người dùng tại Trung Quốc.
CEO của Zhiji Motors, Lưu Đào, gần đây đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trên Weibo về tốc độ sản xuất ô tô của Xiaomi. Tuy nhiên, ông cũng đặt ra một câu hỏi đáng suy ngẫm: Làm thế nào Xiaomi có thể đạt được hiệu quả sản xuất ô tô cao như vậy trong thời gian ngắn? Câu hỏi này đã thu hút sự chú ý và thảo luận rộng rãi trong ngành công nghiệp.
Trên thực tế, CEO của Xiaomi, Lôi Quân, đã đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn video trước đây. Ông tự hào tuyên bố rằng việc Xiaomi đạt được tiến bộ nhanh chóng như vậy trong vòng ba năm ngắn ngủi không phải là ngẫu nhiên, mà là nhờ vào năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ của công ty cùng với nền tảng chuỗi cung ứng hoàn thiện của Trung Quốc.

CEO Xiaomi Lôi Quân trong buổi lễ ra mắt xe điện SU7 tại Trung Quốc
Lôi Quân giải thích thêm rằng, là một công ty có 14 năm kinh nghiệm khởi nghiệp, Xiaomi đã tích lũy được nguồn nhân lực và kỹ thuật dồi dào. Trong dự án sản xuất ô tô, Xiaomi đã thành lập một đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 4.000 kỹ sư, trong đó có nhiều chuyên gia cấp cao. Nhờ kinh nghiệm phong phú và kiến thức chuyên môn, những kỹ sư này đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật mạnh mẽ cho con đường sản xuất ô tô của Xiaomi, giúp công ty tránh được nhiều sai lầm trong quá trình nghiên cứu và phát triển.
Ngoài ra, Lôi Quân còn đặc biệt nhấn mạnh lợi thế của chuỗi cung ứng Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng Trung Quốc có nền tảng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong lĩnh vực ô tô điện thông minh, đây là điều kiện thuận lợi cho kế hoạch sản xuất ô tô của Xiaomi. Từ các linh kiện nhỏ đến sản xuất toàn bộ xe, hoạt động hiệu quả và nguồn tài nguyên phong phú của chuỗi cung ứng Trung Quốc đã bảo đảm cho con đường sản xuất ô tô của Xiaomi.

CEO Xiaomi Lôi Quân chụp ảnh cùng những chủ xe SU7 đầu tiên trong lễ bàn giao ngày 3/4
Trên thực tế, Xiaomi cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc xây dựng chuỗi cung ứng ngành ô tô thông minh. Trong 10 năm qua, Xiaomi đã đầu tư vào hơn 100 công ty liên quan đến ô tô thông minh, những khoản đầu tư này không chỉ mang lại nguồn tài nguyên dồi dào cho Xiaomi mà còn tích lũy kinh nghiệm quý báu cho công ty.
Đời sống và Pháp luật
- VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
- "Đừng hòng tôi mua xe điện", người đàn ông quả quyết: Sau 1 lần lái thử, thái độ lập tức quay ngoắt 180 độ
- Mục tiêu 200.000 xe của VinFast dễ hay khó?
- Đây là Kia EV2 - Giá tương đương 800 triệu, nếu về Việt Nam sẽ cạnh tranh ở phân khúc sôi động nhất thị trường
- Vì sao VinFast dừng mô hình cho thuê pin xe điện?
CÙNG CHUYÊN MỤC

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
18:46 , 01/05/2025
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
16:10 , 01/05/2025