Thực phẩm tốt đến mấy mà nấu theo 4 kiểu này cũng trở thành độc tố, đẩy cả nhà vào “cửa tử” mà chẳng hay
Dù thực phẩm tươi ngon, tốt đến mấy nhưng vẫn giữ nguyên 3 kiểu nấu này thì cũng hóa thành “hung thủ” hại sức khỏe.
- 05-03-20251 kiểu nấu ăn chỉ trong 3 phút tạo ra hàng tỷ hạt vi nhựa siêu nhỏ, vô tình ăn phải chúng sẽ "nhựa hóa" từ tim, phổi đến não chúng ta
- 03-01-20223 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành "độc hại", tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh
- 28-10-2020Nếu người Việt cứ duy trì 3 kiểu nấu ăn này thì chẳng khác nào tự "nuôi mầm" ung thư mà không biết
Với chị em, việc đi chợ và nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả gia đình, vì chất lượng thực phẩm và cách chế biến ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật. Khi chọn mua thực phẩm tươi sạch, bữa ăn gia đình sẽ đảm bảo dinh dưỡng và góp phần ngăn ngừa bệnh tật.
Ngoài ra, cách chế biến món ăn cũng có tác động lớn đến sức khỏe. Việc ưu tiên các phương pháp nấu ăn lành mạnh sẽ giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, từ đó bảo vệ sức khỏe cả nhà. Chính vì thế, nếu phạm phải 4 thói quen nấu ăn sai lầm này sẽ khiến thực phẩm mất hết dinh dưỡng, tạo thành độc tố gây bệnh.

Cách chế biến món ăn cũng có tác động lớn đến sức khỏe.
4 kiểu nấu ăn gây hại cho sức khỏe
1. Sử dụng quá nhiều dầu ăn hoặc bơ khi nấu nướng
Theo các chuyên gia, dầu ăn và bơ chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Khi tiêu thụ quá mức có thể làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, gây xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, lượng calo cao từ dầu có thể dẫn đến dư thừa năng lượng và gây béo phì – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và nhiều loại ung thư. Chiên càng ngập dầu thì thực phẩm càng thấm dầu nhiều.
Hơn nữa, khi dầu ăn hoặc bơ bị đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, chúng có thể sinh ra các hợp chất độc hại như acrylamide và aldehyde. Những chất này đã được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ ung thư và viêm nhiễm mãn tính. Việc chiên đi chiên lại dầu ăn còn làm gia tăng lượng chất béo oxy hóa, gây tổn thương tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Lượng calo cao từ dầu và bơ có thể dẫn đến dư thừa năng lượng, gây béo phì.
2. Sử dụng chảo chống dính rẻ tiền khi nấu nướng
Hầu hết các chảo chống dính rẻ tiền được phủ một lớp Teflon, giúp ngăn thực phẩm bám dính vào bề mặt. Tuy nhiên, khi chảo bị đun nóng ở nhiệt độ quá cao, lớp phủ này có thể phân hủy và thải ra các hợp chất độc hại như khí perfluorooctanoic acid (PFOA), có khả năng gây tổn hại đến gan, hệ thần kinh, tăng nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, nếu chảo chống dính bị trầy xước do sử dụng dụng cụ kim loại hoặc chùi rửa mạnh, các mảnh vụn của lớp chống dính có thể lẫn vào thức ăn. Khi các hạt này đi vào cơ thể, chúng không bị phân hủy, có thể gây ra phản ứng viêm hoặc tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Để hạn chế tác hại, nên sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ vừa phải, tránh đun nóng khi chảo còn trống, và không dùng dụng cụ sắc nhọn để đảo thức ăn. Đồng thời, khi lớp chống dính bị bong tróc, nên thay chảo mới hoặc sử dụng các loại chảo làm từ vật liệu an toàn hơn như gang, thép không gỉ hoặc gốm để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Các mảnh vụn của lớp chống dính có thể lẫn vào thức ăn và gây hại.
3. Nấu các loại rau quá chín
Hầu hết các loại rau xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin B và các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể. Nhưng khi bị đun nấu quá lâu, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, các dưỡng chất này dễ bị phân hủy hoặc tan vào nước, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Ngoài ra, khi rau bị nấu quá nhừ, chúng sẽ mất đi chất xơ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, khi nấu rau quá lâu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là phương pháp chiên hoặc nướng, có thể tạo ra các hợp chất có hại như acrylamide – một chất có liên quan đến nguy cơ ung thư.
Để bảo vệ giá trị dinh dưỡng của rau, nên áp dụng các phương pháp nấu ăn nhẹ nhàng như hấp, luộc nhanh hoặc xào sơ qua với lửa lớn để giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn rau sống hoặc chế biến rau theo cách hạn chế nhiệt cũng là giải pháp giúp tối ưu hóa lợi ích sức khỏe từ thực phẩm này.
4. Thêm quá nhiều muối
Vốn dĩ muối chứa natri - một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng khi tiêu thụ quá mức, natri có thể làm tăng áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim. Việc nạp quá nhiều muối cũng khiến thận phải làm việc quá tải để loại bỏ lượng natri dư thừa, lâu dần có thể gây suy giảm chức năng thận.

Muối có thể làm tăng áp lực lên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim.
Ngoài ra, lượng muối cao trong cơ thể có thể làm mất cân bằng canxi, dẫn đến loãng xương do canxi bị đào thải qua nước tiểu. Một số nghiên cứu còn cho thấy, ăn mặn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn chế biến sẵn, dưa muối hay thức ăn nhanh… cũng có thể gây tích nước trong cơ thể, dẫn đến phù nề và tăng nguy cơ béo phì. Vậy nên khi chế biến thực phẩm, hãy cố gắng hạn chế muối hết sức có thể.
Theo Eatthis, Healthline
Phụ nữ số
CÙNG CHUYÊN MỤC
