img

Quản lý tài chính cá nhân là một nghệ thuật đòi hỏi sự hiểu biết và kỷ luật. Dù bạn là người giàu, người có thu nhập trung bình hay là một sinh viên mới ra trường, làm thế nào để từ khoản thu nhập hàng ngày của mình, bạn vẫn có thể để dành một phần cho đầu tư và tạo ra hiệu quả tài chính bền vững?

Đó là những nội dung chính trong tập 2 talkshow "Đánh thức dòng tiền nhàn rỗi" do CafeF phối hợp cùng Ngân hàng Quốc Tế (VIB) tổ chức. Tại buổi trò chuyện này, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - đã có những chia sẻ thú vị về phương pháp quản lý tài chính cá nhân. Chương trình được dẫn dắt bởi MC Huy Hoàng, BTV quen thuộc của VTV1 với các độc giả trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 1.

MC Huy Hoàng: Tiến sĩ có thể chia sẻ với khán giả về những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải trong quá trình quản lý tài chính cá nhân, cụ thể là hoạt động chi tiêu?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Quản lý tài chính cá nhân, nếu nhìn từ góc độ chuyên môn, là một phần của quản trị tài chính – bao gồm năm mảng chính: hoạch định, tiết kiệm, chi tiêu, kiếm tiền và cuối cùng là quản trị rủi ro. Khi kết hợp cả năm yếu tố này lại, chúng ta mới có được bức tranh toàn diện về quản lý tài chính cá nhân – hay nói cách khác, là cách một cá nhân thực hiện vai trò quản trị tài chính của mình. Hai phạm vi này khác nhau ở chỗ: quản trị là khái niệm tổng quát, còn quản lý là hành động cụ thể của người thực hiện.

Nếu thống kê đầy đủ, có không dưới 12 lỗi phổ biến mà mọi người thường mắc phải khi chi tiêu. Nếu chọn ra ba lỗi lớn nhất, tôi sẽ điểm qua như sau. Thứ nhất, lỗi lớn nhất là người tiêu tiền không hiểu được bối cảnh của thời điểm hiện tại. Họ chi tiêu dựa trên những thói quen cũ, những kiến thức từng rất hiệu quả trong quá khứ – thời kỳ cạnh tranh, co cụm hay bình lặng – mà không nhận ra rằng môi trường hiện tại đã thay đổi. Khi thói quen không còn phù hợp, họ "tung tiền" ra một cách lệch lạc, và ngay cả những người từng rất giỏi cũng có thể thất bại.

Thứ hai, phần lớn mọi người – theo thống kê hẹp là 95%, mở rộng là 96% – tiêu tiền dựa trên cảm xúc và thói quen, thay vì lý trí. Trong lĩnh vực tài chính cá nhân, có một nguyên tắc vàng: kiếm tiền đòi hỏi tri thức, nhưng tiêu tiền lại cần kỷ luật và sự kiểm soát tâm lý cực kỳ tốt. Khi lý trí bị cảm xúc lấn át, người ta dễ rơi vào hàng loạt cái bẫy: bẫy phung phí, bẫy tiêu theo ý chí của người khác. Đây là một sai lầm mang tính hệ thống, rất phổ biến và khó khắc phục.

Thứ ba, đặc biệt với thế hệ trẻ là bẫy xu hướng. Họ có thể chưa nhận thức đầy đủ do tuổi đời còn trẻ, nhưng lại dễ bị cuốn theo những xu hướng tiêu dùng mà không thực sự phù hợp với bản thân.

Ba lỗi này chỉ là phần nổi của tảng băng, nhưng chúng đại diện cho những vấn đề cốt lõi mà ai cũng có thể gặp phải.  

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 2.

MC Huy Hoàng: Tiến sĩ có nhắc đến việc quản trị cảm xúc để hạn chế tiêu tiền theo cảm xúc và tăng cường yếu tố kỷ luật. Trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để chúng ta có thể quản trị cảm xúc một cách hiệu quả, vừa chi tiêu hợp lý vừa duy trì được kỷ luật?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Để quản trị cảm xúc trong chi tiêu, điều quan trọng nhất nằm ở hành vi của mỗi người. Tôi xin giải thích ngắn gọn thế này: hành vi của con người được cấu thành từ bốn tầng. Tầng đầu tiên là nhận thức – hiểu được vấn đề, ví dụ như biết rằng chi tiêu hợp lý là cần thiết. Đây là tầng dễ nhất, ai cũng có thể đạt được. Nhưng tầng thứ hai – thái độ, hay còn gọi là cảm xúc – mới là thử thách lớn: bạn có muốn làm theo điều mình nhận thức được hay không? Nhiều người biết rõ mình không nên mua món đồ đó, nhưng cảm xúc lại khiến họ muốn mua, và thế là lý trí thua.

Tầng thứ ba là hành động – bạn có thực sự làm được điều mình muốn hay không.

Và tầng cuối cùng, cao nhất, là khi bạn không chỉ làm tốt mà còn trở thành người dẫn dắt, kéo theo một nhóm người khác cùng làm theo – đó là thương hiệu lãnh đạo.

Quay lại câu hỏi của anh, tôi cho rằng cuộc đời không chỉ là hành động như nhiều người nói, mà trước hết là thái độ – tức là bạn có muốn làm hay không. Nhận thức là bước dễ nhất, nhưng muốn làm và làm được mới là điều khó. Trong chi tiêu, người ta thường biết rõ cái gì không đáng mua, nhưng tay vẫn chi vì thiếu kỷ luật và bị cảm xúc chi phối.

Quay trở lại câu hỏi về việc quản lý chi tiêu, để làm được điều này cần quay về bốn tầng hành vi. Đầu tiên, bạn phải nhận thức được vai trò của tài chính cá nhân trong cuộc sống. Tiếp theo, bạn phải có ý thức muốn thay đổi – muốn kiểm soát cảm xúc, muốn kỷ luật hơn. Cuối cùng, bạn phải hành động – thực sự làm được điều đó. Nếu không vượt qua được tầng thái độ và hành động, thì dù nhận thức tốt đến đâu, bạn vẫn thất bại. Vậy nên, kỷ luật bắt nguồn từ nhận thức, nhưng quyết định nằm ở việc bạn có muốn và có làm được hay không.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 3.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 4.

MC Huy Hoàng: Nếu chúng ta có giải pháp để hạn chế chi tiêu những thứ không cần thiết và tiền có thể sinh lời mỗi ngày trong tài khoản thanh toán, theo Tiến sĩ, điều này có thể thay đổi từ nhận thức đến hành động của người tiêu dùng không?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Chắc chắn là có! Đây là một nguyên lý cơ bản trong kinh tế học: Lý thuyết lợi ích - Nếu tôi mang lại cho anh một lợi ích cụ thể, tôi có thể điều khiển hành vi của anh, và quan trọng hơn, chính anh sẽ tự điều khiển hành vi của mình.

Khi tiền trong tài khoản vừa có thể linh hoạt chi tiêu, vừa có thể sinh lời, thì thói quen của người tiêu dùng sẽ thay đổi rất nhanh. Tôi lấy ví dụ: thông thường, tiền trong tài khoản thanh toán chỉ có lãi suất khoảng 0,1% mỗi năm – gần như không đáng kể. Nhưng nếu một ngân hàng, chẳng hạn như VIB, đưa ra giải pháp nâng lợi suất lên 2,5% thậm chí 4,3% mỗi năm – tức là gấp nhiều lần so với mức lãi suất tiền gửi thanh toán thông thường – mà vẫn cho phép rút tiền chi tiêu bất cứ lúc nào, thì đó là một động lực rất lớn để thay đổi hành vi người dùng.

Tuy nhiên, có một chữ "nếu" quan trọng: giải pháp này chỉ hiệu quả nếu nó thực sự thuyết phục được người dùng về tính khả thi, an toàn và minh bạch. Nếu ngân hàng chứng minh được tính nhanh, an toàn và minh bạch – tức là trải nghiệm khách hàng tốt – thì hành vi sẽ thay đổi mạnh mẽ.

Ngân hàng không chỉ kinh doanh sản phẩm mà còn kinh doanh lòng tin. Khi lòng tin được củng cố, người ta sẽ thay đổi từ nhận thức sang hành động.

MC Huy Hoàng: Theo Tiến sĩ, việc quản trị tài chính của các nhóm khách hàng có gì khác gì nhau, và giải pháp Siêu Lợi Suất như của VIB sẽ hỗ trợ họ trong việc quản lý tài chính như thế nào?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Để trả lời câu này, tôi tập trung vào ba tầng tài chính: một là giới trẻ – người mới ra trường, hai là người làm công ăn lương, ba là người tự kinh doanh – ông chủ nhỏ – nhà đầu tư. Ba tầng này có kiểu tiêu tiền khác nhau.

Đối với nhóm tự kinh doanh – ông chủ nhỏ – nhà đầu tư, có ba thói quen nổi bật giúp họ giàu lên. Thứ nhất là tăng thu: họ rất giỏi tìm cách gia tăng thu nhập. Thứ hai là tiết kiệm: họ giảm chi tiêu một cách thông minh – không phải bần tiện hay hoang phí, mà là đảm bảo giá trị sản phẩm không đổi nhưng chi phí tối thiểu. Thứ ba là họ rất giỏi quản trị rủi ro: trong môi trường hỗn loạn hiện nay, họ không dự báo chính xác được mọi thứ, mà xây dựng kịch bản và đủ kiến thức để ứng phó.

Giải pháp Siêu Lợi Suất như của VIB hỗ trợ họ ở cả ba khía cạnh này. Về tăng thu, tiền trong tài khoản thanh toán liên tục sinh lời – lợi suất mỗi ngày đến 4,3%/năm là một nguồn thu thụ động đáng kể. Về tiết kiệm, nó khuyến khích họ không để tiền ngủ yên, mà biến khoản nhàn rỗi thành tài sản sinh lợi. Về quản trị rủi ro, tính thanh khoản cao của sản phẩm giúp họ yên tâm, vì tiền vẫn sẵn sàng cho các nhu cầu đột xuất mà vẫn được bảo toàn lợi suất. Với nhóm này, giải pháp của VIB không chỉ tối ưu hóa dòng tiền mà còn củng cố thói quen tài chính vốn đã rất tốt của họ.  

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 5.

MC Huy Hoàng: Chuyển sang nhóm làm công ăn lương – những người có thu nhập vừa đủ. Giải pháp Siêu Lợi Suất sẽ giúp họ cải thiện ba yếu tố – tăng thu, tiết kiệm và quản trị rủi ro như thế nào, đặc biệt khi họ chưa quen với thị trường tài chính như nhóm trung lưu?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Với nhóm làm công ăn lương, họ đối mặt với hai bài toán lớn: duy trì cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị cho tương lai, như mua nhà hay lo cho con cái. Cuộc sống hiện đại không chỉ là ăn no mặc ấm, mà còn bị cuốn theo xu hướng cá nhân hóa và thể hiện hóa – điều này tạo áp lực chi tiêu rất lớn. Nếu không kiểm soát tốt, họ dễ rơi vào nợ nần.

Giải pháp Siêu Lợi Suất giúp họ ở chỗ: thứ nhất, nó tạo thói quen tiết kiệm từ những đồng tiền đầu tiên và có thể thực hành ngay. Khi không thể chi tiêu hoang phí và thấy tiền sinh lời mỗi ngày – dù chỉ vài chục nghìn – họ bắt đầu cân nhắc để thay đổi hành vi. Thứ hai, về tăng thu, khoản lời tuy nhỏ ban đầu (vài chục nghìn, sau ít tháng có thể vài trăm nghìn) nhưng là nguồn thu thụ động, giúp họ tích lũy dần. Thứ ba, về quản trị rủi ro, tính linh hoạt của tài khoản đảm bảo họ không bị rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản khi cần chi đột xuất, như ốm đau hay học phí. Quan trọng hơn, nó giúp họ làm quen với thị trường tài chính, thay đổi "mindset" từ "tiêu hết tiền kiếm được" sang "để tiền làm việc cho mình". Đây là bước đầu để họ tiến lên tự doanh.

MC Huy Hoàng: Cuối cùng, với giới trẻ – những người rất tự tin, có nhiều cơ hội kiếm tiền nhưng cũng dễ chi tiêu cảm xúc, Tiến sĩ có chia sẻ gì để họ quản trị tài chính tốt hơn, và giải pháp này hỗ trợ họ thế nào?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Giới trẻ là nhóm khó thay đổi nhất, vì họ sống trong thời đại thông tin bùng nổ – nền kinh tế kết nối 4.0. Họ có niềm tin mạnh mẽ vào thu nhập, nhờ công nghệ và cơ hội toàn cầu hóa: ngồi nhà cũng kiếm được tiền qua mạng. Nhưng họ cũng dễ bị cuốn theo xu hướng – nhu cầu của người khác trở thành nhu cầu của mình. Giới trẻ có thể chia làm hai thái cực: Nhóm tích cực tạo ra xu hướng, thu nhập và có ý thức tích lũy tài chính theo quy tắc lãi kép. Nhóm tiêu cực thì lãng phí, tiêu tiền của bố mẹ mà không biết giá trị thực sự.

Giải pháp tài chính như Siêu Lợi Suất giúp nhóm tích cực tối ưu hóa dòng thu và cắt giảm chi tiêu không cần thiết, biến khoản nhàn rỗi thành nguồn sinh lợi. Với nhóm tiêu cực, giải pháp tài chính này phải đủ hấp dẫn để cạnh tranh với các thói quen giải trí đơn thuần – tức là cần một cú sốc đủ mạnh để họ nhận thức rằng không quản trị tài chính sẽ phải trả giá đắt.

Tóm lại, cái "lợi" lớn nhất của tài khoản Siêu Lợi Suất VIB chưa hẳn là con số hữu hình 4,3%/năm mà quan trọng hơn là tài sản vô hình – đó chính là thay đổi thói quen tích cực hơn. Khi hình thành thói quen này, nó là một tài sản vô cùng giá trị mà không phải ai cũng có. Nếu chúng ta có thói quen quản lý dòng thu và chi, cùng với việc kiểm soát rủi ro tài chính, như một bản năng mang tính nguyên tắc – thì chúng ta sẽ sở hữu một nguồn vốn lớn hơn rất nhiều.

Về cơ bản, giải pháp Siêu Lợi Suất giúp mọi người thay đổi thói quen quản lý tài chính – một việc rất khó khăn. Nhưng sẽ thay đổi từ từ, từng bước một.  

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 6.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 7.

MC Huy Hoàng: Để kết thúc, Tiến sĩ đánh giá thế nào về giải pháp Siêu Lợi Suất của VIB?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Tôi cho rằng giải pháp này đang đi đúng vào khe hở (tức nhu cầu) của thị trường. Và tôi sẽ bình luận theo mấy khía cạnh sau:

Thứ nhất, về nội dung sản phẩm – chưa nói đến nhu cầu khách hàng – thì việc đặt chữ "siêu" có được không? Tôi nghĩ là được. Đầu tiên là khả năng sinh lời của tài khoản này với lợi suất mỗi ngày lên tới 4,3%/năm, nếu so sánh với lợi suất bình quân trong thị trường tài chính Việt Nam thì con số này là rất cao và ít đối thủ nào làm được như vậy. Thứ hai, cái "siêu" nằm ở tính linh hoạt. Các sản phẩm khác, như gửi tiết kiệm, cũng cho rút tiền, nhưng "Siêu Lợi Suất" vượt trội hơn: hoạt động 24/24, chỉ cần một nút nhấn, đảm bảo tính thanh khoản mà vẫn bảo toàn lợi suất. Thứ ba, ngoài lợi suất cao và linh hoạt, nó còn rất đơn giản.

Đối với những lợi ích mà sản phẩm này mang lại. Cái lợi đầu tiên là ở tầm vĩ mô, nó tạo thói quen bỏ thanh toán tiền mặt. Lợi thứ hai là nó không chỉ thu lại một vài đồng lời cho một cá nhân mà tạo ra cả một thói quen về tài chính, một tư duy thị trường – điều này phải được tính vào giá trị của "lợi". Lợi thứ ba, rất quan trọng, là đồng tiền được quay vòng nhanh hơn, tạo ra nhiều lợi ích cho kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, tính minh bạch là rất quan trọng – nếu sơ suất, tôi nói thật, lợi suất 4,3%/năm cũng vô nghĩa. Tóm lại, không phải cứ hấp dẫn về tiền là người ta tham gia. Quan trọng nhất là trải nghiệm khách hàng phải thật tốt và tạo niềm tin đối với khách hàng.  

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 8.

MC Huy Hoàng: Cảm ơn Tiến sĩ Lê Thẩm Dương vì những chia sẻ sâu sắc và thực tế. Hy vọng khán giả sẽ tìm thấy cảm hứng để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và đánh thức dòng tiền nhàn rỗi của mình. Xin chào và hẹn gặp lại!

Xem lại tập 2 talkshow "Đánh thức dòng tiền nhàn rỗi" với sự xuất hiện và chia sẻ từ Tiến sĩ Lê Thẩm Dương tại đây

Tìm hiểu thêm về tài khoản Siêu Lợi Suất của VIB tại đây

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chỉ ra 3 sai lầm khiến tiền mãi “ngủ quên” và giải pháp: Thay đổi thói quen tài chính- Ảnh 9.

Kim Ngân

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên