Toàn cảnh hồ nước có đến 54 đảo và bán đảo, được quy hoạch thành khu đô thị rộng gần bằng quận Hoàn Kiếm
Hồ Ghềnh Chè trước đây được đào để trữ nước tưới cho nông nghiệp. Tuy nhiên với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hồ đã thu hút ngày càng đông khách du lịch và được quy hoạch để xây dựng khu đô thị sinh thái thể thao.
- 15-11-2024Hồ nước hình thành từ lấp sông, ngay gần UBND tỉnh, trở thành chốn an yên giữa lòng thành phố Nam Định
- 25-10-2024Diện mạo 3 huyện cách Hồ Gươm chưa đến 30 km sắp lên thành phố: Nơi có siêu nhà máy hơn 9 tỷ USD, khu đô thị 10 tỷ USD

Nằm tại xã Bình Sơn, thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên), hồ Ghềnh Chè là một công trình thủy lợi lớn được xây dựng vào năm 1986 bởi hàng trăm cán bộ, công nhân thuộc Công ty Gỗ trụ mỏ Đông Bắc.


Hồ Ghềnh Chè có diện tích mặt nước rộng khoảng 80 ha. Hồ có dung tích 2 triệu m3, bằng khoảng ⅕ dung tích hồ Tây (Hà Nội).

Trong quần thể hồ có 54 đảo và bán đảo. Người dân sống ven hồ thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu và Kinh…


Dù là một công trình thủy lợi được xây dựng để trữ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nhưng hồ Ghềnh Chè lại có thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cùng hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi… Chính vì thế, hồ đã dần trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế.

Bình quân hàng năm, hồ Ghềnh Chè đón 15.000 - 20.000 du khách đến tham quan, trải nghiệm. Vào năm 2023 hồ Ghềnh Chè đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận là một Điểm du lịch cộng đồng.

Đồng thời, với những tiềm năng về phát triển du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Sông Công đã quan tâm, phê duyệt “Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị sinh thái thể thao” quanh hồ Ghềnh Chè. Khu đô thị có quy mô lên đến 4,9 km2, (gần bằng diện tích quận Hoàn Kiếm) cùng dân số dự kiến 21.000 người.

Với quy mô “khủng”, đất phát triển trong quy hoạch được chia thành 6 loại bao gồm: (1) Khu đô thị sinh thái và nghỉ dưỡng;(2) khu đô thị dịch vụ du lịch;(3) khu nhà ở sinh thái;(4) khu đô thị sinh thái phía Tây;(5) khu tổng hợp sân golf và nghỉ dưỡng;(6) khu đô thị mới. Trong ảnh là phối cảnh minh họa.

Về tính chất, đây sẽ là khu đô thị sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng phát huy thế mạnh của hồ Ghềnh Chè. Khi hoàn thành, nó sẽ góp phần xây dựng hình ảnh du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Việc xây dựng những dự án khu đô thị tại các hồ đã được thực hiện nhiều ở nước ta. Điển hình như hồ Đại Lải (thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Ban đầu hồ thủy lợi này được xây dựng để lấy nước phục vụ nông nghiệp. Đến nay, ven hồ Đại Lải là các khu đô thị, nhà hàng, khu vui chơi… biến nơi đây trở thành thiên đường nghỉ dưỡng cuối tuần phổ biến của người Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong ảnh là hồ Đại Lải.
Nhịp sống thị trường
- Toàn cảnh tuyến đường đang xây dựng qua “thiên đường hải sản”, đang được mời gọi đầu tư 2 dự án 5.700 tỷ đồng
- Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô
- Ngắm tuyến đường hơn 2.600 tỷ, kết nối sân bay 16 tỷ USD sắp thông xe
- Hồ Gươm sẽ lột xác với diện mạo mới: Dành khu đất nghìn tỷ làm không gian công cộng, xuất hiện nhiều công trình siêu sang
- Đường tỉnh “độc lạ Bình Dương” rộng 10 làn xe, đang được đề xuất làm 6 hầm chui trị giá 5.000 tỷ đồng
CÙNG CHUYÊN MỤC
