Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ, có chiều dài lên đến 13 km, kết nối 2 tỉnh sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương
Cầu Kênh Vàng sẽ có chiều dài lên đến 13,4 km (bao gồm đường dẫn). Cầu sẽ kết nối 2 tỉnh thuộc vùng Thủ đô là Bắc Ninh và Hải Dương.
- 18-10-2024Khu vực sẽ xây 3 cây cầu nối TP.HCM với thành phố đông dân nhất Bình Dương
- 17-10-2024Toàn cảnh công viên hơn 170 tỷ đồng ở quận rộng nhất Hà Nội, dự kiến hoàn thành sau 2 năm nữa

Vào cuối tháng 9 vừa qua, dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu được khởi công. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2.200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh (Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư.


Cầu Kênh vàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Vì hiện người dân từ huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) qua huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) và ngược lại, chủ yếu vẫn phải đi bằng bến đò do cách cây cầu gần nhất là cầu Hàn hơn 13 km, chưa tính đi vòng, nên rất bất tiện và tốn nhiều thời gian.

Tương lai, khi cầu Kênh Vàng được hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là biểu tượng kết nối hành lang phát triển giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống người dân hai tỉnh.

Cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 13,4 km. Kết nối huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) với huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương).

Phần cầu chính Kênh Vàng có chiều dài 740 m, rộng 23,5 m được thiết kế quy mô vĩnh cửu, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực.

Phần đường dẫn hai đầu cầu có chiều dài 12,6 km, mặt đường rộng 15 m.

Về vị trí xây dựng, tại phía huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) vị trí cầu sẽ đi qua xã Trung Kênh, gần với trường Trung học Cơ sở Trung Kênh. Sau đó, phần đường dẫn sẽ kéo dài đi qua rìa khu dân cư Tảo Hòa.

Còn phía huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) cầu Kênh Vàng sẽ đi qua giữa hai khu dân cư Cát Khê và Kinh Dương, gần nhà máy gạch Vinh Quang 2.

Sau đó, phần đường dẫn sẽ kéo dài và chia nhánh ra. Một đoạn đi qua xã Hiệp Cát (huyện Nam Sách), một đoạn đi qua xã Hợp Tiến (huyện Nam Sách).

Dự kiến, năm 2025 sẽ hợp long cầu Kênh Vàng. Sau đó, hoàn thành toàn bộ dự án vào đầu năm 2027. Theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, Bắc Ninh dự kiến sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Còn theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thì tỉnh này sẽ phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2050.
Nhịp sống thị trường
- Toàn cảnh tuyến đường đang xây dựng qua “thiên đường hải sản”, đang được mời gọi đầu tư 2 dự án 5.700 tỷ đồng
- Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô
- Ngắm tuyến đường hơn 2.600 tỷ, kết nối sân bay 16 tỷ USD sắp thông xe
- Hồ Gươm sẽ lột xác với diện mạo mới: Dành khu đất nghìn tỷ làm không gian công cộng, xuất hiện nhiều công trình siêu sang
- Đường tỉnh “độc lạ Bình Dương” rộng 10 làn xe, đang được đề xuất làm 6 hầm chui trị giá 5.000 tỷ đồng
CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát Đạt tham gia phát triển dự án La Pura tại Bình Dương
17:30 , 07/05/2025