Ủy viên năng lượng EU thừa nhận “sự thật không thể chấp nhận được” về khí đốt Nga
EU đã 2 lần hoãn thông báo kế hoạch chấm dứt phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng Nga từ 2027.
- 28-04-2025Giữa lúc doanh thu dầu khí giảm kỷ lục, Nga tìm ngay được khách sộp mua 55 tỷ mét khối khí đốt, tương đương lượng xuất khẩu sang châu Âu qua Nord Stream trước xung đột
- 23-04-2025Nga 'khó chồng khó': Khách hàng lớn nhất bất ngờ từ chối nhập thêm khí đốt, Gazprom có thể lỗ gần 180 tỷ USD
- 21-04-2025Ukraine có nguy cơ ‘co ro’ vào mùa đông tới: Dự trữ khí đốt cạn kiệt, rớt xuống mức thấp kỷ lục, cần nhập khẩu hàng tỷ mét khối nhưng hiện chỉ đủ tiền để mua vài trăm triệu m3

Ủy viên Năng lượng EU, Dan Jorgensen, cho biết châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
“Rõ ràng là chúng ta vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga”, ông Jorgensen nói với hãng tin Table.Media trong một cuộc phỏng vấn.
“Điều này là không thể chấp nhận được vì lý do chính trị, đạo đức và an ninh", vị quan chức EU nói.
Ủy viên EU cho biết ông sẽ sớm vạch ra lộ trình để châu Âu từng bước từ bỏ khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, ông Jorgensen đồng thời nhấn mạnh rằng châu Âu cũng phụ thuộc khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
“Chúng ta cần thừa nhận rằng hiện tại châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung LNG từ Mỹ”, Ủy viên Năng lượng EU nói, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng “có nhiều cơ hội để nhập khẩu thêm khí đốt từ Mỹ”.
Tháng 5/2022, Liên minh Châu Âu đã khởi động chương trình REPowerEU nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga vào năm 2027.
Theo số liệu thống kê của EU, khối này nhập khẩu gần 52 tỷ mét khối khí đốt của Nga năm 2024, bằng 1/3 so với 150 tỷ mét khối vào năm 2021. Tuy nhiên, năm ngoái, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà EU nhập khẩu từ Nga đạt mức cao kỷ lục, đưa tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga tăng 18%, theo nhóm nghiên cứu năng lượng Ember.
Nhập khẩu khí đốt qua đường ống vẫn tiếp tục dù Ukraine đã dừng thỏa thuận trung chuyển từ tháng 1. Tháng 2, EU nhận được 56 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày qua đường ống TurkStream, tăng 11% so với tháng trước đó.
Những con số này có thể đe dọa lộ trình loại bỏ khí đốt Nga vào năm 2027 của EU, Ember nhận định.
Tham khảo: Tass
Nhịp Sống Thị Trường
CÙNG CHUYÊN MỤC
