Việt Nam có 1 loài bé chỉ 10 cm, "có mắt như mù" theo đúng nghĩa đen, không cần con đực vẫn sinh sản tốt

Loài vật này thường bị đồn cực độc nhưng sự thật ra sao?
Sự thật về loài rắn nhỏ chỉ 10-20 cm, thường bị đồn cực độc ở Việt Nam
Tại nhiều địa phương ở Việt Nam, đã xuất hiện lời đồn về một loài rắn tí hon, hình dáng giống giun đất, nhưng được cho là mang nọc độc chết người. Theo mô tả lan truyền, sinh vật này có lớp da bóng, dài và thường bị nhầm lẫn với giun.
Tuy nhiên, với những đặc điểm trên, không khó để nhận ra đây chính là loài rắn giun – một nhóm rắn có thật tại Việt Nam và không hề nguy hiểm như tin đồn.

Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ rằng rắn giun có thể gây tử vong do nọc độc cực mạnh nhưng đây là thông tin không chính xác.
Rắn giun, đặc biệt là loài phổ biến nhất mang tên khoa học Ramphotyphlops braminus, hoàn toàn không có nọc độc.
Loài rắn này có thân hình nhỏ, thường dài chưa đến 20cm khi trưởng thành, màu sắc đồng nhất – lưng có thể đen bóng hoặc nâu sáng, bụng sáng màu hơn. Cấu trúc cơ thể của chúng khá đặc biệt: đầu thuôn tròn, gần như không phân biệt rõ với phần thân, đuôi chóp nhỏ, lưỡi màu trắng và cực kỳ nhỏ.
Do có hình dạng giống giun đất và kích thước bé, nhiều người không nhận ra đây là rắn thật sự. Rắn giun có mắt rất nhỏ – chỉ như hai dấu chấm li ti – gần như không dùng để quan sát mà chỉ giúp phân biệt cường độ ánh sáng. Chính vì đặc điểm này, chúng còn được gọi là "rắn mù".

Mắt của loài rắn này không có tác dụng quan sát mà chỉ giúp nhận biết cường độ ánh sáng.
Rắn giun sống ẩn mình dưới lớp đất, trong thân cây mục, hoặc các đống vật liệu ẩm thấp. Chúng hoạt động mạnh vào mùa mưa, còn vào mùa hè hoặc mùa đông thì chui sâu trong đất để tránh nhiệt độ khắc nghiệt. Thức ăn của loài này chủ yếu là kiến, mối và ấu trùng côn trùng.
Một điều thú vị là rắn giun sinh sản theo hình thức đơn tính: tất cả cá thể đều là con cái, có khả năng đẻ trứng mà không cần con đực thụ tinh.
Không có khả năng gây hại cho con người
Thực tế, rắn giun không những không có nọc độc mà còn sở hữu cái miệng quá nhỏ để có thể cắn người. Đây là loài vật hiền lành, nhút nhát và luôn tìm cách lẩn trốn nếu gặp nguy hiểm. Trong một số trường hợp bị đe dọa, chúng có thể tiết ra mùi hôi khó chịu để phòng vệ.
Rắn giun có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả châu Á, châu Phi, Trung Đông và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, chúng phân bố rộng rãi nhưng hiếm khi bị con người bắt gặp do lối sống ẩn mình dưới đất.
Do đó, nếu bạn tình cờ thấy một con rắn nhỏ có hình dáng như giun đất bò trong sân hay nhà với các đặc điểm bề ngoài như trên, đó chỉ là rắn giun hoàn toàn vô hại. Bạn có thể để chúng yên hoặc nhẹ nhàng di chuyển ra ngoài mà không cần lo sợ.

Ngoài rắn giun, tại Việt Nam còn có một loài rắn vô hại khác cũng thường bị gán cho danh xưng “rắn cực độc có 2 đầu”, đó là rắn trun. Rắn trun, thuộc họ Cylindrophiidae, là một nhóm rắn đơn chi, có mặt tại nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, cũng như các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chiều dài trung bình của loài này dao động từ 80cm đến khoảng 1m khi trưởng thành.
Mặc dù bị đồn là có hai đầu, thực chất đây chỉ là một cách tự vệ đặc biệt của rắn trun. Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng thường giấu đầu thật xuống đất hoặc dưới lá, đồng thời dựng phần đuôi lên. Đuôi của rắn trun có hình dáng dẹt, đôi khi có màu sắc sặc sỡ và một vảy cứng trông giống đầu rắn, khiến kẻ săn mồi tưởng nhầm là đầu thật và mất phương hướng khi tấn công.
Rắn trun là loài đào hang, thích nghi tốt với môi trường ẩm thấp. Chúng thường sinh sống gần sông suối, ruộng lúa, vùng đất ngập nước hay các bãi lau sậy. Thức ăn ưa thích của rắn trun bao gồm lươn non, giun đất, côn trùng và đôi khi là trứng của các loài lưỡng cư.

Loài rắn này có cấu trúc đầu thuôn và gần như không tách biệt rõ với phần cổ – một đặc điểm giúp chúng dễ dàng luồn lách trong đất hoặc đống lá khô. Rắn trun chủ yếu hoạt động về đêm và thường xuyên tránh tiếp xúc với con người. Tuy nhiên, do môi trường sống gần khu dân cư, không ít người từng vô tình bắt gặp loài rắn này.
Ngoài việc bị hiểu lầm về số lượng “đầu”, rắn trun còn thường bị nhận diện sai thành các loài rắn độc như rắn cạp nong hay cạp nia, do sở hữu cơ thể có các vòng màu sắc xen kẽ – thường là đen, trắng, cam hoặc vàng. Tuy nhiên, khác với những loài cực độc kia, rắn trun không có tuyến nọc độc và hoàn toàn không gây hại cho con người.
Thêm vào đó, với bản tính rụt rè, rắn trun thường tìm cách rút lui hơn là tấn công khi gặp nguy hiểm. Chính vì thế, việc nhìn thấy rắn trun ngoài tự nhiên là điều khá hiếm hoi.
Ngày nay, nhờ vào hình dáng đặc biệt và màu sắc bắt mắt, một số người yêu động vật thậm chí còn chọn rắn trun làm vật nuôi trong nhà, giống như cách nuôi các loài bò sát cảnh khác.
(Tổng hợp)
Đời sống pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC
