Vingroup muốn chinh phục lĩnh vực 100 tỷ đô: Tuyến đầu tiên 50km đi chỉ 16 phút sẽ 'khủng' như thế nào?
Khi hoàn thành, tuyến metro hơn 4 tỷ USD có khả năng phục vụ từ 30.000 đến 40.000 hành khách/h theo mỗi hướng.
- 26-04-2025Thủ tướng chỉ đạo mục tiêu không đổi về 2 dự án trọng điểm hơn 75 tỷ USD, một cái làm ngay năm nay
- 26-04-2025Đơn vị trúng gói thầu 2.000 tỷ ở sân bay Long Thành là ai?
- 26-04-2025Doanh nghiệp "đau đầu" với lao động trẻ
Clip: Hiện chưa có bản mô tả, thiết kế cụ thể dự án metro từ trung tâm TP HCM đi Cần Giờ, hình ảnh trong video chỉ là viễn cảnh tương lai này do ứng dụng Ai sáng tạo ra.
Dự án tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao metro nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ, do Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất với Sở Tài chính TP HCM đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận và các chuyên gia.
Theo đó, tuyến metro TP.HCM – Cần Giờ có chiều dài gần 50 km, dự kiến kết nối từ quận 7 đến khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, một trong những khu vực đang được chú trọng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Tuyến metro sẽ xuất phát từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man, phường Bình Thuận, Quận 7), đi qua các trục Nguyễn Lương Bằng - Rừng Sác và kết thúc tại khu đất 39 ha giáp Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ).
Dự án đặt mục tiêu khởi công vào năm 2026, hoàn tất thi công, vận hành thử và bàn giao vào năm 2028.
Theo báo cáo sơ bộ, tuyến metro này được định hướng là tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao, thiết kế đường đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, chạy hoàn toàn trên cao, với vận tốc tối đa lên đến 250 km/h. Như vậy, sau khi hoàn thành, tuyến metro dự kiến sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Cần Giờ xuống chỉ còn khoảng 16 phút, thay vì 2-3 giờ như hiện nay.
Tuyến dự kiến có hai depot (trạm bảo trì và điều hành) dự kiến được bố trí ở quận 7 tại khu đất 20ha và khu đất 39ha, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Khi hoàn thành, tuyến metro có khả năng phục vụ từ 30.000 đến 40.000 hành khách mỗi giờ theo mỗi hướng.
Tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng muốn áp dụng hình thức đầu tư dự án hạ tầng này theo hình thức PPP (hợp tác công tư) và đề xuất áp dụng hình thức hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Trong đó, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thu xếp toàn bộ vốn 102.370 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD) để thực hiện đầu tư, xây dựng, quản lý và vận hành trong suốt thời hạn của dự án trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải cho hay, tổng kinh phí để thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 vào khoảng 200 tỷ USD. Đến năm 2030, tổng chiều dài mạng lưới đường sắt quốc gia dự kiến đạt khoảng 4.000 km, bao gồm các tuyến đường sắt hiện có và các tuyến mới được đầu tư xây dựng.
Riêng TP HCM, theo mục tiêu từ nay đến năm 2035, thành phố sẽ hoàn thành 7 tuyến dài 335 km (gồm nối dài metro Bến Thành - Suối Tiên và từ số 2 đến số 7). Giai đoạn 10 năm sau đó, các tuyến số 8, 9 và 10 cũng được xây dựng hoàn thành. Tổng mức đầu tư 10 tuyến metro này ước tính khoảng 67 tỷ USD.
Đời sống & pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp "đau đầu" với lao động trẻ
17:02 , 26/04/2025
Đơn vị trúng gói thầu 2.000 tỷ ở sân bay Long Thành là ai?
16:25 , 26/04/2025