Các công ty Mỹ mất trắng 300 tỷ USD ở Nga
Theo đánh giá của các quan chức thương mại Moscow, các công ty Hoa Kỳ đã mất 300 tỷ dollars do rút khỏi thị trường Nga kể từ tháng 2 năm 2022.
- 19-04-2025Nga tuyên bố đứng đầu thế giới khi sở hữu ‘kho báu’ quý hơn vàng, chiếm gần nửa trữ lượng toàn cầu
- 19-04-2025Các doanh nghiệp phương Tây phải 'trả giá rất đắt' để quay lại Nga: Người bán sản tài sản với giá vỏn vẹn 3 triệu đồng, kẻ trở về với thị phần 1%
- 18-04-2025Thương chiến lan sang lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc dừng hoàn toàn nhập khẩu LNG của Mỹ trong hơn 2 tháng, Nga sắp được hưởng lợi?

Mới đây, ông Robert Agee, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Nga (AmCham) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Expert rằng, một phần ba các công ty Mỹ (tổng số khoảng hơn 300 công ty) đã mất quyền mua lại tài sản mà họ đã bán ở Nga khi rời khỏi thị trường kể từ năm 2022.
Theo dữ liệu công khai được hãng tin Nga Sputnik tập hợp, hơn 300 công ty Mỹ đã đóng băng hoạt động kinh doanh tại Nga hoặc hoàn toàn rời khỏi thị trường Nga kể từ tháng 2 năm 2022 (sau khi Nga tuyên bố triển khai Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine), chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) và công nghiệp.
Trước tháng 2 năm 2022, có ít nhất 659 công ty Mỹ hoạt động ở Nga, nhưng tính đến hết tháng 2 năm 2025, chỉ còn 336 công ty tiếp tục cung cấp dịch vụ hoặc duy trì hoạt động tại Nga. Trong khi đó, 323 công ty đã hạn chế hoặc chấm dứt hoàn toàn hoạt động.
Theo Agee, các công ty đã ký kết các quyền chọn mua với chủ sở hữu mới trong một khoảng thời gian nhất định, một số trong đó hiện không còn hiệu lực nữa.
Như vậy, trong năm đầu tiên áp dụng lệnh trừng phạt, tức là năm 2022, thời hạn tối đa của quyền chọn mua lại doanh nghiệp là năm năm. Đến năm 2023, thời hạn này được rút ngắn xuống còn ba năm và hiện nay không còn có thể xin được giấy phép như vậy nữa.
Expert lưu ý rằng, hiện đang có cuộc thảo luận về việc liệu có nên thực hiện ngay cả những quyền mua lại doanh nghiệp hợp lệ hay không.
Chủ tịch AmCham cho biết, trong bối cảnh đàm phán Nga-Mỹ đang có những tiến triển tích cực, việc phía Nga tuân thủ các nghĩa vụ này sẽ là tín hiệu tốt cho những công ty đang nghĩ đến việc quay trở lại.
Mặc dù như vậy, nhưng những thiệt hại mà các công ty Mỹ đã phải hứng chịu là vô cùng to lớn.
Hồi giữa tháng 2 năm nay, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga là ông Kirill Dmitriev, người cũng là thành viên phái đoàn Nga tại cuộc hội đàm với Hoa Kỳ tại Saudi Arabia đã cho biết rằng, các công ty Mỹ đã mất 300 tỷ dollars do rút khỏi thị trường Nga, nhưng hậu quả này có thể được khắc phục trong thời gian tới.
Theo ông, chính quyền tiền nhiệm Joe Biden đã làm người ta hiểu nhầm về tình hình kinh tế Nga, nhưng dưới thời của ông Donald Trump, tiềm năng hợp tác giữa hai bên là vô cùng to lớn.
Vị quan chức thương mại Nga tiết lộ rằng, Moscow đã đệ trình một số đề xuất cho Washington trong lĩnh vực hợp tác thương mại và kinh tế; đồng thời phái đoàn 2 bên đang tiếp tục các cuộc thảo luận cấp chuyên viên, sau khi Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đạt được đồng thuận sau các cuộc điện đàm song phương.
Theo sự lạc quan của ông Kirill Dmitriev, các cuộc đàm phán giữa Moscow và Washington về các vấn đề kinh tế có thể đạt được tiến triển to lớn, các dự án chung sẽ khiến nền kinh tế Nga và Hoa Kỳ phát triển thành công hơn.
Giáo dục và Thời đại
- Vũ khí bí mật Made in China lộ diện: "Đội quân bóng tối" đưa thương chiến với Mỹ-Trung vào "trận địa mới"
- Doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn
- Thuế quan bắt đầu gây ảnh hưởng ở Trung Quốc: Hàng loạt nhà máy tạm ngừng sản xuất, công nhân bị yêu cầu nghỉ không lương
- Chính quyền ông Trump cân nhắc giảm nửa thuế quan đối với Trung Quốc xuống mức 50-65%
- Hàng hoá Trung Quốc vẫn 'đắt như tôm tươi', xuất khẩu tăng mạnh 3 tháng liên tiếp: Thuế quan của Mỹ có 'lỗ hổng'?
CÙNG CHUYÊN MỤC

5 ngành nghề “miễn nhiễm” với AI: Lương cao, không lo thất nghiệp
14:05 , 27/04/2025
Chàng trai nghèo bỏ 2 trường đại học danh giá về bán khoai
13:30 , 27/04/2025