Chốn công sở, sếp thường "ngán" nhất kiểu nhân viên có 4 đặc điểm yếu đuối này!
Dù giỏi đến mấy, nếu vướng phải những điểm yếu này, bạn vẫn khó được trọng dụng.
- 12-04-2025Không phải người hay 'đi muộn, về sớm', đây là 4 kiểu NHÂN VIÊN mà lãnh đạo muốn sa thải càng sớm càng tốt
- 14-10-20248 kiểu nhân viên công ty nào cũng săn đón, phát huy được điểm mạnh thì không lo thất nghiệp
- 26-10-20224 đặc điểm trong "thuật dùng người" của Apple: Điều số 4 rèn nên kiểu nhân viên "bất khả chiến bại", không lo bị đào thải
Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, có không ít người bị lãnh đạo “ngó lơ” không phải vì năng lực kém, mà bởi những biểu hiện quá mềm yếu. Họ không làm gì sai, nhưng chính sự “thiếu sắc” đó khiến họ mãi chỉ là cái bóng mờ trong tập thể. Dưới đây là 4 kiểu yếu đuối khiến bạn bị đánh giá thấp trong mắt sếp – thử xem bạn có "dính" phải điều nào không?
1. Nhút nhát quá mức – mở miệng cũng như thì thầm
Người quá nhút nhát thường khiến người khác cảm thấy thiếu tự tin, thậm chí khó tạo được cảm giác tin tưởng. Cứ nhìn cậu nhân viên phòng Marketing – mỗi lần báo cáo là lí nhí như sợ ai nghe thấy, sếp hỏi câu nào thì đáp câu đó, không dám nói thêm nửa lời. Dù ý tưởng rất ổn, nhưng vì trình bày quá mờ nhạt nên bị loại thẳng thừng.
Ở nơi làm việc, cơ hội không dành cho người chỉ biết cúi đầu.
Lãnh đạo thường ưa những người dám nói, dám làm, đủ bản lĩnh để đại diện cho cả đội. Giống như anh nhân viên phòng Kinh doanh – lúc nào cũng trình bày mạch lạc, tự tin, sẵn sàng tranh luận đến cùng để bảo vệ quan điểm. Kể cả có lỗi, sếp vẫn sẵn lòng cho anh ta cơ hội sửa sai. Còn với người cứ rụt rè, thậm chí chẳng tạo nổi ấn tượng ban đầu – thì đừng hỏi vì sao chẳng ai tin giao việc lớn.

2. Mềm yếu dễ tổn thương – ai chê một câu cũng muốn... nghỉ việc
Nơi làm việc không phải là nhà trẻ, càng không phải là nơi để bạn "giận dỗi vu vơ". Vậy mà vẫn có người chỉ cần bị góp ý một chút là nước mắt lưng tròng, hoặc mang lên mạng xã hội kể khổ. Tuần trước, có anh kỹ sư viết sai đoạn mã, bị nhắc nhở nhẹ đã đăng ngay bài dài than thân trách phận trên Facebook, khiến ai đọc cũng ngán ngẩm.
Người quá nhạy cảm, khó mà trưởng thành trong môi trường áp lực.
Thay vì ấm ức, người thực sự cầu tiến sẽ biến lời chê thành động lực. Có người từng bị sếp mắng xối xả sau một dự án thất bại, nhưng anh ta không giận dỗi. Trái lại, lập tức viết bản rút kinh nghiệm, chủ động tìm đến đàn anh học hỏi thêm. Giờ thì anh ấy đã trở thành trụ cột trong nhóm. Còn những ai cứ yếu đuối, dễ tủi thân – chỉ làm sếp thấy bạn thiếu khả năng chịu áp lực.
3. Nhìn cạn, nghĩ ngắn – chỉ biết lo chuyện nhẹ, né chuyện khó
Có người làm việc lúc nào cũng chỉ muốn "ăn chắc mặc bền", chỉ chọn việc nhẹ nhàng, không động vào phần khó khăn hay rủi ro. Họ không muốn mạo hiểm cũng chẳng có tư duy chiến lược. Điển hình là cô nhân viên phòng Hành chính – giao việc gì cũng né cái khó, cuối cùng chẳng có thành tích gì nổi bật. Lúc cả phòng được khen thưởng, cô ấy bị gạch tên không thương tiếc.
Người không có tầm nhìn xa thì không thể đi đường dài.
Trong khi đó, những người có tư duy toàn cục, biết nhìn xa trông rộng, lại là “người được chọn” trong những thời điểm quan trọng. Có anh kỹ sư âm thầm chuẩn bị tài liệu, sắp xếp nhân sự, nắm thế chủ động trước cả khi công ty thay đổi chiến lược. Nhờ đó, khi có biến, cả nhóm anh vẫn được giữ lại. Còn ai chỉ biết lo "bát cơm trước mặt", sớm muộn cũng bị bỏ lại phía sau.
4. Không biết thể hiện – làm nhiều nhưng chẳng ai hay
Làm nhiều mà không biết nói thì cũng như làm không. Có người âm thầm cống hiến, thức đến khuya mỗi ngày nhưng chẳng bao giờ chủ động báo cáo, chia sẻ kết quả. Đến khi đánh giá thành tích, toàn bộ công lao bị người khác “vơ hết”.
Giỏi mà không biết trình bày, coi như phí công sức.
Thực tế, nơi công sở đôi khi cần bạn “khoe” đúng lúc. Hãy học cách trình bày, biết cách đưa ra kết quả và lý giải giá trị công việc mình làm. Như cô nhân viên phòng Nhân sự – mỗi lần hoàn thành dự án đều báo cáo chỉn chu, trình bày ngắn gọn mà thuyết phục. Chưa đầy 6 tháng, cô ấy đã được đề bạt lên vị trí quản lý.
Trong công sở, năng lực là tấm vé vào cửa, nhưng để đi xa thì bạn cần thần thái, sự kiên cường và tư duy rộng mở. Nhút nhát, yếu đuối, tầm nhìn hạn hẹp, không biết thể hiện – đó là 4 "vết xước" khiến bạn khó được trọng dụng, dù có giỏi đến đâu.
Hỏi thật lòng: Bạn có đang dính phải một trong bốn điều trên? Đừng đợi đến khi bị ra rìa mới thấy hối tiếc.
Phụ nữ số