Chủ tịch doanh nghiệp đường sắt thông tin kế hoạch đón 2 'siêu' dự án lớn nhất cả nước: Tiết lộ khoản chi 10.000 tỷ đồng đào tạo 16.000 nhân lực
Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết nhu cầu nhân lực cho đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt đô thị dự kiến cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì tuyến đường sắt mới là 16.000 nhân lực với chi phí đào tạo khoảng 10.000 tỷ đồng.
- 06-03-2025‘Ông lớn’ điện gió Đức vung 4,6 tỷ USD vào thị trường Việt Nam, có thể đóng góp 1.600 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách
- 06-03-2025CPI tháng 2 tăng 0,34% do giá thịt lợn, giá thuê nhà... tăng
- 06-03-2025Thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng nêu 5 tiêu chí sáp nhập tỉnh
Sáng ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ, trong khuôn khổ Hội nghị Thường trực Chính phủ với các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành đã lắng nghe trăn trở, ý kiến và đề xuất của các doanh nghiệp đối với mục tiêu lớn, chiến lược của Đảng, Nhà nước trong bối cảnh mới.
Đáng chú ý, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương và cơ chế đặc biệt để chủ động đầu tư hàng loạt siêu dự án đường sắt với quy mô lớn, trong đó đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với số vốn 63,7 tỷ USD, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng gần 8,4 tỷ USD và các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, ngành đường sắt đang dành được nhiều sự chú ý trong những bước đi quyết liệt.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh, chỉ trong thời gian rất ngắn, 2 "siêu" dự án đường sắt đã trình và được Quốc hội thông qua, ông Mạnh bày tỏ, khi hoàn thành đường sắt sẽ trở thành "trục xương sống, động mạch chủ của nền kinh tế", xứng đáng với vai trò của ngành đường sắt như các nước có đường sắt phát triển.
Năm 2025, ngoài tăng tốc, về đích của nhiệm kỳ, đây còn là năm VNR tập trung cao độ để triển khai thực hiện các nội dung liên quan về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Chủ tịch Tổng Công ty HĐTV Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh (Ảnh: Chinhphu.vn).
Để làm được việc này, ông Mạnh nêu một số giải pháp trọng tâm.
giải pháp cho đường sắt hiện hữu. Về vận tải, tập trung phát triển sản phẩm vận tải hành khách gắn với du lịch, kết hợp trải nghiệm và di chuyển, hợp tác với doanh nghiệp, địa phương để tạo chuỗi dịch vụ và kết nối giao thông. Ngoài ra, đẩy mạnh vận tải hàng hoá trong nước và liên vận quốc tế, đặc biệt qua châu Âu, Tây Á, đưa cửa khẩu sâu vào nội địa.
Về công nghiệp, nghiên cứu đầu tư, đóng mới bổ sung sức kéo, sức chở cho vận tải hàng, vận tải khách. Phát huy các sản phẩm tự hành, chuyển đổi xanh, các sản phẩm chất lượng cao, độc đáo, như toa xe cao cấp, toa xe mui trần, xe đạp trên đường sắt…
Về hạ tầng, đề xuất nâng cấp, cải tạo, đảm bảo phục vụ và nâng cao chất lượng vận tải, phục vụ du lịch. Đề xuất các dự án hàn liền ray, nâng cấp các đoạn đường sắt xuyên thành phố, kết nối khu công nghiệp, cảng biển.
Trong lĩnh vực khai thác tài sản, đơn vị tập trung triển khai Nghị định 15/2025/NĐ-CP về quản lý tài sản, đồng thời phát triển các trung tâm logistic và dịch vụ hỗ trợ vận tải nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc kiểm kê, phân loại và khai thác tài sản cũng được thực hiện theo quy định để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số theo Nghị quyết 57, đồng thời tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành.
Nhóm giải pháp cho đường sắt mới, đường sắt tốc độ cao. Bên cạnh việc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai các dự án đường sắt trọng điểm như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Tổng công ty tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết 172 và 187 của Quốc hội.
Trong đó, đơn vị sẽ đảm nhận quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức vận hành khai thác, huy động các doanh nghiệp tham gia đầu tư phương tiện. Đồng thời, mô hình quản lý, bảo trì hạ tầng sẽ được tái cấu trúc để đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại và hiệu quả cao.
Do đó, rất cần một đề án đào tạo nguồn nhân lực để đưa ra quy mô, thời gian, thời lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ, chi phí, chính sách,... kịp thời cho việc xây dựng, quản lý, khai thác vận hành, bảo trì.
Cuối cùng, Đề án về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Dự kiến, nhu cầu đóng mới thiết bị phương tiện đầu máy toa xe giai đoạn 2030-2050 cho đường sắt hiện tại, các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng gồm: 261 đầu máy, 1.100 toa xe đường sắt tốc độ cao, 1.000 toa xe khách, 7.000 toa xe hàng, 1.500 toa xe đường sắt đô thị…
Lãnh đạo ngành đường sắt thông tin, qua tính toán sơ bộ, ngành đường sắt đề xuất xây dựng một tổ hợp công nghiệp có diện tích khoảng 200ha trong đó có các phân khu chức năng, dây chuyền sản xuất, lắp ráp. Chi phí xây dựng và thiết bị dự kiến 200 triệu USD (chưa kể đất).
Đồng thời, VNR chuẩn bị nguồn lực chủ yếu từ 20 công ty hạ tầng để tham gia tích cực vào công tác xây dựng các tuyến đường sắt, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tích lũy kinh nghiệm thực hiện bảo trì.
An Ninh Tiền Tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC
