Nhật Bản cân nhắc nhượng bộ về đậu nành và gạo khi đàm phán thuế với Mỹ
Nhật Bản vừa thông báo đang cân nhắc tăng lượng đậu nành và gạo nhập khẩu như một nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
- 20-04-2025Những nạn nhân tiếp theo của AI: Là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có người giảm giá dịch vụ đến cùng cực vì lo thất nghiệp
- 20-04-2025Vệ tinh gỗ của Nhật Bản chính thức bay trong vũ trụ, mở ra tương lai về nhà gỗ trên Mặt Trăng và Sao Hỏa
- 20-04-2025Warren Buffett thừa nhận những sai lầm phải trả giá bằng "tiền mặt": Mất trắng 700 triệu USD vì đầu tư vào công ty không khác gì Lehman Brothers
Được biết, trong vòng đàm phán song phương đầu tiên vào hôm 16/4, các nhà đàm phán Mỹ đã đưa ra ô tô và gạo là những lĩnh vực mà họ cho rằng Tokyo đặt ra rào cản thị trường và họ yêu cầu Nhật Bản nhập khẩu nhiều hơn thịt, sản phẩm cá và khoai tây từ nước Mỹ.
Những rào cản thương mại đó được trích dẫn trong báo cáo thường niên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Phương tiện truyền thông Nhật Bản đã nêu bật một bức ảnh Nhà Trắng về báo cáo dài 400 trang trên bàn tại các cuộc đàm phán ở Washington.
Đích thân ông Trump bất ngờ đưa nhà đàm phán chính của Nhật Bản, Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Ryosei Akazawa, vào Phòng Bầu dục và cho biết đã có "tiến triển lớn" sau các cuộc đàm phán, mặc dù ít thông tin cụ thể được tiết lộ. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato dự kiến sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán song phương với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent bên lề các cuộc họp toàn cầu vào tuần tới tại Washington.
Với mặt hàng gạo, Nhật Bản đã cân nhắc lựa chọn điều chỉnh quy định với nông sản nhập khẩu. Bên cạnh mức thuế quan cao của Nhật, báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng chỉ trích hệ thống nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ của Nhật là “quy định ngặt nghèo và kém minh bạch”, đồng thời bày tỏ quan ngại việc gạo Mỹ vắng bóng trên thị trường Nhật.
Chính phủ Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng 770.000 tấn gạo chủ yếu từ Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan theo Hiệp định được ký tại vòng đàm phán Uruguay năm 1993.
Ngoài ra còn có thêm lượng gạo nhập khẩu từ tư nhân. Nhập khẩu gạo của khu vực này đã đạt mức cao kỷ lục 468 tấn trong năm tài chính hiện tại (tính đến tháng 3/2025), do nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà hàng trong bối cảnh giá gạo trong nước tăng cao.
Nhật Bản đã bị đánh thuế 24% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ mặc dù mức thuế này, giống như hầu hết các mức thuế của ông Trump, đã được tạm dừng trong 90 ngày. Mức thuế phổ cập 10% vẫn được áp dụng, cũng như mức thuế 25% đối với ô tô, một trụ cột của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.
Bộ trưởng Akazawa đã yêu cầu Mỹ truyền đạt các ưu tiên của họ theo thứ tự quan trọng. Ông Trump đã chỉ trích Nhật Bản vì mức thuế mà ông cho là 700% đối với gạo - một con số mà Nhật Bản cho biết là dựa trên giá gạo quốc tế đã lỗi thời.
Ở một diễn biến khác cho thấy, ngay cả trước khi ông Trump áp thuế, Nhật Bản đã tăng lượng gạo nhập khẩu chính trong năm qua vì giá trong nước tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung.
Trước đó, ngày 14/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết, nước này sẽ không đưa ra những nhượng bộ lớn trong các cuộc đàm phán về thuế quan sắp tới với Mỹ. "Tôi không cho rằng chúng ta nên đưa ra những nhượng bộ lớn, để nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán", Thủ tướng Ishiba phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản sau đó cũng loại trừ khả năng Tokyo sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, như một biện pháp ứng phó đòn thuế đối ứng được Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên nước này gần đây, bởi ông không nghĩ điều này sẽ phục vụ cho những lợi ích quốc gia của Tokyo. "Trong khi đàm phán với Mỹ, chúng ta cần hiểu rõ những gì phía sau lập luận của ông Trump, cả về mặt logic và yếu tố cảm xúc đằng sau quan điểm của ông ấy. Tôi hoàn toàn nhận thức được rằng, những gì đã xảy ra cho đến nay có khả năng phá vỡ trật tự kinh tế toàn cầu", ông Ishiba nói thêm./.
VTV
- Vũ khí bí mật Made in China lộ diện: "Đội quân bóng tối" đưa thương chiến với Mỹ-Trung vào "trận địa mới"
- Doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn
- Thuế quan bắt đầu gây ảnh hưởng ở Trung Quốc: Hàng loạt nhà máy tạm ngừng sản xuất, công nhân bị yêu cầu nghỉ không lương
- Chính quyền ông Trump cân nhắc giảm nửa thuế quan đối với Trung Quốc xuống mức 50-65%
- Hàng hoá Trung Quốc vẫn 'đắt như tôm tươi', xuất khẩu tăng mạnh 3 tháng liên tiếp: Thuế quan của Mỹ có 'lỗ hổng'?
CÙNG CHUYÊN MỤC
