Tỉnh thành nào ở Việt Nam có số lượng đăng ký kết hôn lại cao nhất?
Theo báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch, giai đoạn 2021–2023 có gần 140.000 trường hợp đăng ký kết hôn lại. Trong đó, có 2 tỉnh thành có số lượng đăng ký kết hôn lại cao nhất.
- 06-09-2024Tuổi kết hôn của người Việt gần chạm mốc 30, gần bằng Nhật Bản, Hàn Quốc: Chuyện gì đang và sẽ xảy ra?
- 07-08-2024Chuyên gia kiến nghị: Quy định giờ làm việc đủ ngắn, lương đủ sống để nam nữ hẹn hò, kết hôn
- 12-11-2023Lỡ xé giấy đăng ký kết hôn thì có ly hôn được không?
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Trưởng ban Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), cho biết từ năm 2021 đến 2023, cả nước ghi nhận hơn 2 triệu trường hợp đăng ký kết hôn trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cụ thể, năm 2021 có gần 522.300 trường hợp, năm 2022 là 772.400 trường hợp và năm 2023 là 734.900 trường hợp.
Số trường hợp kết hôn năm 2021 thấp nhất, chỉ bằng khoảng hai phần ba so với năm 2022 và 2023. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 và 2021.
Trong tổng số hơn 2,2 triệu trường hợp kết hôn giai đoạn 2021–2023, có gần 140.000 trường hợp đăng ký kết hôn lại, chiếm khoảng 6,3%.
“Đăng ký kết hôn lại là trường hợp mà hai người đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016, nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất, trong khi quan hệ hôn nhân vẫn được duy trì”, bà Mai giải thích.

Đăng ký kết hôn.
Trong giai đoạn năm 2021-2023, những địa phương có số lượng đăng ký kết hôn lại cao bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hoá. Trong đó:
- Năm 2021, Hà Nội đứng đầu với 3.917 trường hợp; tiếp đến là Thanh Hoá (3.160 trường hợp), Hải Dương (3.064 trường hợp) và Nghệ An (3.043 trường hợp).
- Năm 2022, Nghệ An dẫn đầu với 9.444 trường hợp; kế tiếp là Hải Dương (4.970 trường hợp), Hà Nội (4.729 trường hợp) và Thanh Hoá (4.723 trường hợp).
- Năm 2023, Nghệ An tiếp tục đứng đầu với 6.440 trường hợp; theo sau là Thanh Hoá (5.717 trường hợp), Hà Nội (5.046 trường hợp) và Hải Dương (4.861 trường hợp).
Ở chiều ngược lại, Bắc Kạn là tỉnh có số trường hợp kết hôn lại thấp nhất: năm 2021 chỉ ghi nhận 15 trường hợp; năm 2022 là 23 trường hợp; năm 2023 là 28 trường hợp.
Theo các chuyên gia, việc thống kê các trường hợp đăng ký kết hôn (trong đó có đăng ký kết hôn lại, kết hôn với người nước ngoài...) là cơ sở dữ liệu hộ tịch quan trọng trong cơ sở dữ liệu, góp phần tạo điều kiện thực hiện tốt các phân tích chuyên sâu về xu hướng nhân khẩu học, hoàn thiện chính sách phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Nữ giới có xu hướng kết hôn sớm hơn nam giới
Tỷ suất kết hôn đặc trưng theo nhóm tuổi (Age-Specific Marriage Rate – ASMR) cho thấy phần lớn dân số Việt Nam kết hôn trong độ tuổi từ 20 đến 30. Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ kết hôn của một nhóm dân số ở độ tuổi cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Dữ liệu cho thấy nữ giới có xu hướng kết hôn sớm hơn nam giới. Cụ thể, tỷ suất kết hôn cao nhất ở nữ giới nằm trong nhóm tuổi 20–24, trong khi ở nam giới kết hôn ở nhóm tuổi 25–29. Sau tuổi 30, tỷ suất kết hôn ở cả hai giới đều giảm mạnh, đặc biệt là ở nữ giới. Sau tuổi 45, tỷ suất kết hôn của nam và nữ không còn nhiều chênh lệch và duy trì ở mức thấp.
Tuổi trung bình khi kết hôn lần đầu tăng
Tuổi trung bình khi đăng ký kết hôn là độ tuổi trung bình của những người thực sự đăng ký kết hôn lần đầu trong một khoảng thời gian nhất định, không tính đến những người chưa kết hôn hoặc sống chung không đăng ký.
Theo tính toán từ hồ sơ đăng ký kết hôn, trong giai đoạn 2021–2023, tuổi trung bình khi đăng ký kết hôn lần đầu của nam giới Việt Nam là 29,8 tuổi, cao hơn nữ giới gần 3 tuổi (nữ giới là 27 tuổi).
Đáng chú ý, từ năm 2021 đến 2023, tuổi trung bình khi kết hôn lần đầu ở cả hai giới đều có xu hướng tăng, với mức tăng trung bình là 1,1 tuổi sau ba năm.
Đời sống & pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC

'Kim chỉ nam' để ngành đồ uống phát triển bền vững
09:26 , 27/04/2025