Trung Quốc không "xuống thang", Mỹ lập nhóm "phản ứng nhanh" để xử lý tác động của thuế quan
Mỹ đã thảo luận về việc thành lập một nhóm làm việc khẩn cấp để giải quyết các vấn đề nếu không có đột phá nào trong việc đàm phán thuế quan với Bắc Kinh.
- 19-04-2025Giữa cơn sốt vàng, người dân Trung Quốc xếp hàng từ sáng đến đêm trước ATM: Chuyện gì đang xảy ra?
- 19-04-2025Em gái "vua thuỷ tinh" Trung Quốc: 27 năm giúp sức anh trai và hành trình xây dựng "đế chế" của riêng mình
- 19-04-2025Boeing nếm trái đắng thuế quan: Loạt máy bay phải “quay xe” sau khi các hãng hàng không Trung Quốc từ chối tiếp nhận
- 19-04-2025Boeing triệu hồi máy bay ở xưởng sản xuất Trung Quốc
Mỹ lập nhóm ứng phó thuế quan Trung Quốc
Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump, dự đoán chuỗi cung ứng sẽ bị căng thẳng do mức thuế quan cao đối với hàng hóa Trung Quốc, đã thảo luận về việc thành lập một nhóm làm việc để giải quyết các vấn đề một cách khẩn cấp nếu không có đột phá nào với Bắc Kinh, nhiều nguồn tin tiết lộ với CBS News.
Chưa có thông tin chính thức nhưng nhóm làm việc có thể sẽ bao gồm Phó Tổng thống J.D. Vance, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Stephen Miran và Đại diện Thương mại Jamieson Greer, các nguồn tin cho biết.
Một quan chức khác cho biết chính quyền đã giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng trong một thời gian để chuẩn bị cho việc áp thuế.
Thuốc men, chất bán dẫn, thiết bị điện tử và khoáng sản quan trọng có thể phải đối mặt với áp lực cung sau khi Nhà Trắng và Bắc Kinh áp đặt một loạt các mức thuế trả đũa.
Mỹ liệu có đang dùng sai chiến lược với Trung Quốc?
Tổng thống Donald Trump muốn nhà lãnh đạo Trung Quốc liên hệ. Việc ký kết các thỏa thuận thương mại với các nước láng giềng của Trung Quốc là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Nhà Trắng nhằm đưa Bắc Kinh vào bàn đàm phán.
Khi hai nước đối đầu trong một cuộc chiến thương mại gay gắt, Washington kỳ vọng rằng các thỏa thuận thuế quan với các nước sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Nhưng ngay cả những người thân cận với Nhà Trắng cũng không chắc chiến lược này sẽ hiệu quả.
Những người thân cận với Tổng thống Trump cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại với Mỹ trong nhiều năm.

Ông Trump cho biết quan chức Trung Quốc đã tiếp cận để đàm phán. Ảnh: Getty
Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Trump vẫn đang "nhắm hụt" trong chiến lược thúc đẩy Bắc Kinh hạ nhiệt thông qua mức thuế quan cao ngất ngưởng 145% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bắc Kinh đã đáp trả bằng cả mức thuế trả đũa 125% và một loạt các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan được tính toán để gây tổn hại cho nhiều lĩnh vực kinh tế, bao gồm các rào cản hành chính đối với nhập khẩu nông sản và năng lượng, khuyến cáo du lịch nhằm mục đích hạn chế lượng khách du lịch Trung Quốc đến Mỹ và dừng tiếp nhận máy bay Boeing.
Derek Scissors, một thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ và là nhà kinh tế trưởng của China Beige Book, cho biết, Tổng thống Trump chưa bao giờ muốn đối đầu với Trung Quốc.
Khuynh hướng của nhà lãnh đạo Mỹ là đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ rồi nhượng bộ, Scissors nói thêm.
Hôm thứ Ba, quyết tâm không để bị coi là nhượng bộ ông Trump đã truyền đi thông điệp tuyệt vọng ngày càng tăng để hợp tác với Trung Quốc bằng cách cử thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt đọc một thông điệp được cho là gửi tới lãnh đạo Trung Quốc.
"Quả bóng đang ở trong sân của Trung Quốc. Trung Quốc cần phải đạt được thỏa thuận với chúng ta. Chúng ta không cần phải đạt được thỏa thuận với họ", Leavitt nói, đọc từ tuyên bố đã chuẩn bị của Trump.
Tuy nhiên, những người trong giới tài chính, trong đó có Giám đốc điều hành của JP Morgan Chase, Jamie Dimon, đã thúc giục sớm đàm phán.
"Không cần phải đợi một năm. Các cuộc đàm phán có thể bắt đầu vào ngày mai", ông Dimon nói về các cuộc đàm phán giữa 2 nước trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.
Theo Politico, CBS News
Đời sống Pháp luật
- Vũ khí bí mật Made in China lộ diện: "Đội quân bóng tối" đưa thương chiến với Mỹ-Trung vào "trận địa mới"
- Doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn
- Thuế quan bắt đầu gây ảnh hưởng ở Trung Quốc: Hàng loạt nhà máy tạm ngừng sản xuất, công nhân bị yêu cầu nghỉ không lương
- Chính quyền ông Trump cân nhắc giảm nửa thuế quan đối với Trung Quốc xuống mức 50-65%
- Hàng hoá Trung Quốc vẫn 'đắt như tôm tươi', xuất khẩu tăng mạnh 3 tháng liên tiếp: Thuế quan của Mỹ có 'lỗ hổng'?
CÙNG CHUYÊN MỤC

Các mối đe dọa hàng đầu đối với hệ thống tài chính Mỹ
15:05 , 27/04/2025
5 ngành nghề “miễn nhiễm” với AI: Lương cao, không lo thất nghiệp
14:05 , 27/04/2025